Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hoá thạch, đã được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh t
132
22/11/2023
Mở đầu trang 38 Chuyên đề Hóa 11: Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hoá thạch, đã được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh tế, chính trị và công nghệ. Do sự phát minh động cơ đốt trong, sự gia tăng hàng không thương mại, công nghiệp hoá học, đặc biệt là tổng hợp nhựa, phân bón, dung môi, chất kết dính và thuốc trừ sâu, … mà tầm quan trọng của dầu mỏ ngày càng gia tăng. Dầu mỏ có nguồn gốc, thành phần và cơ sở phân loại như thế nào?
Trả lời
- Theo thuyết nguồn gốc hữu cơ, dầu mỏ được hình thành từ lượng khổng lồ của xác động và thực vật đã bị vùi sâu trong lòng đất cách đây 10 đến 600 triệu năm. Trong điều kiện không có oxygen (môi trường yếm khí), xác của động và thực vật bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon, các hydrocarbon tạo nên dầu mỏ.
- Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là hydrocarbon, gồm alkane, cycloalkane, arene. Ngoài ra, trong dầu mỏ còn có thành phần phi hydrocarbon, hợp chất chứa oxygen, nitrogen, sulfur, kim loại nặng, nhựa và asphaltene.
- Một số cách phân loại dầu mỏ:
+ Phân loại dựa vào thành phần các loại hydrocarbon.
+ Phân loại dầu theo hàm lượng sulfur.
+ Phân loại theo tỉ trọng dầu.
+ Phân loại theo chỉ số oAPI.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: