Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.
a. Thanh Hiên thi tập (78 bài thơ)
- HCST: những năm trước 1802, những năm tháng bi thương nhất của Nguyễn Du khi gia đình li tán, phải sống tha phương, lưu lạc giữa bối cảnh lịch sử sự sụp đổ của nhà Lê – Trịnh.
- Nội dung: Từ những bi kịch cá nhân, Nguyễn Du ghi lại tâm sự của một con người nhiều ý chí nhưng gặp cảnh ngộ éo le nên phải ôm trong lòng mối u uất. Ông cũng thể hiện sự đồng cảm với những bất hạnh của con người, quê hương trong một thời đổ vỡ, xáo trộn.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển cố, điển tích.
b. Nam trung tạp ngâm (40 bài thơ)
- HCST: giai đoạn năm 1805 – 1812, thời kì Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn.
- Nội dung: Bày tỏ nỗi chán nản, thất vọng về chốn quan trường và niềm khao khát được từ quan, về sống ẩn dật nơi quê nhà. Ông cũng bày tỏ nỗi xót xa cho phận người trong cảnh loạn li.
- Nghệ thuật: giọng điệu bi thảm, buồn thương. Cảm hứng trữ tình và hiện thực đan xen làm nên sự thống nhất. Cảm hứng trữ tình chiếm ưu thế và tạo âm hưởng chủ đạo cho tập thơ.
c. Bắc hành tạp lục (132 bài thơ)
- HCST: Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.
- Nội dung: Niềm cảm thương, trăn trở trước số phận con người, đặc biệt là những kiếp tài hoa. Nguyễn Du từ cõi lòng đầy thất vọng của bản thân để trăn trở về hiện thực của cõi đời của nhân dân trong tình cảm nghèo khổ, tha phương.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, cặp thơ đối.