Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB và HE vuông góc với AC (D trên AB, E trên AC). Gọi O là giao điểm của AH và DE. a) Chứng minh AH = DE. b) Gọi P và Q lần l

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB và HE vuông góc với AC (D trên AB, E trên AC). Gọi O là giao điểm của AH và DE.

a) Chứng minh AH = DE.

b) Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BH và HC. Chứng minh tứ giác DEQP là hình thang vuông.

Trả lời

Lời giải

Media VietJack

a) Tứ giác ADHE, có:

\[\widehat {DAE} = 90^\circ \] (do tam giác ABC vuông tại A);

\[\widehat {ADH} = 90^\circ \] (do HD AB tại D);

\[\widehat {AEH} = 90^\circ \] (do HE AC tại E).

Do đó tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

Vậy AH = DE.

b) Tam giác HEC vuông tại E có EQ là đường trung tuyến.

Suy ra EQ = HQ = QC.

Khi đó tam giác HEQ cân tại Q.

Vì vậy \(\widehat {QEH} = \widehat {QHE}\)   (1)

Hình chữ nhật ADHE có O là giao điểm của hai đường chéo AH và DE.

Suy ra O là trung điểm của AH và O cũng là trung điểm của DE.

Mà AH = DE (chứng minh trên).

Do đó OH = OE = OD = OA.

Vì vậy tam giác OHE cân tại O.

Suy ra \(\widehat {OEH} = \widehat {OHE}\)   (2)

Ta có AH HQ (giả thiết).

Suy ra \(\widehat {OHQ} = 90^\circ \).

Vì vậy \(\widehat {OHE} + \widehat {QHE} = 90^\circ \)   (3)

Từ (1), (2), (3), suy ra \(\widehat {OEQ} = 90^\circ \).

Khi đó OE EQ (*)

Chứng minh tương tự, ta được OD DP   (**)

Từ (*), (**), suy ra PD // EQ.

\(\widehat {OEQ} = 90^\circ \) (chứng minh trên).

Vậy tứ giác DEQP là hình thang vuông.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả