Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và đường cao BE. Gọi H và K lần lượt là chân các

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và đường cao BE. Gọi H và K lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ điểm E đến các đường thẳng AB và BC.

1) Chứng minh tứ giác BHEK là tứ giác nội tiếp.

2) Chứng minh: BH.BA = BK.BC.

3) Gọi F là chân đường vuông góc kẻ từ điểm C đến đường thẳng AB và I là trung điểm của đoạn thẳng EF. Chứng minh ba điểm H, I, K là ba điểm thẳng hàng.

Trả lời
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và đường cao BE. Gọi H và K lần lượt là chân các (ảnh 1)

1) Ta có: ^BHE=^BKE=90(vì EH vuông góc AB, EK vuông góc BC)

Xét tứ giác BHEK có: ^BHE+^BKE=90+90=180

Nên BHEK là tứ giác nội tiếp

2) Ta có: ^BHE+^EBH=90(do tam giác BHE vuông tại H)

^BAE+^EBH=90(do tam giác ABE vuông tại E)

Nên: ^BHE=^BAE

^BHE=^BKH

Suy ra: ^BAE=^BKH

Xét tam giác BHK và tam giác BCA có:

ˆBchung

^BAE=^BKH

∆BHK ∆BCA (g.g)

BHBC=BKBA

BH.BA = BK.BC

3) Gọi I’ là giao điểm của HK và EF

Xét tứ giác BFEC có: ^BFC=^BEC=90

Nên BFEC là tứ giác nội tiếp

Suy ra: ^B1=^F1(2 góc nội tiếp cùng chắn cung EC)

Ta có: EH // CF (cùng vuông góc AB)

Nên: ^E1=^F1(2 góc so le trong)

Suy ra: ^B1=^E1 (1)

Theo câu a tứ giác BHEK nội tiếp nên ^B1=^H1 (2 góc nội tiếp cùng chắn cung EK) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ^H1=^E1

Suy ra: I'HE cân tại I' hay I'H = I'E (3)

Lại có: ^H1+^H2=90

^F2+^E1=90 (do tam giác HEF vuông tại H)

Nên: ^H2=^F2hay tam giác I'HF cân tại I'

Suy ra: I'H = I'F (4)

Từ (3) và (4) suy ra: I'E = I'F hay I' là trung điểm EF

Suy ra: I' ≡ I nên I, H, K thẳng hàng.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả