Lời giải
a) Do Q thuộc đường tròn tâm O đường kính AB nên \(\widehat {AQB} = 90^\circ \).
Xét DAMB vuông tại A có AQ là đường cao, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có: MA2 = MQ.MB.
b) Do AM, CM là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại M nên MA = MC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra M nằm trên đường trung trực của AC.
Lại có OA = OC (cùng bằng bán kính đường tròn (O)) nên O cũng nằm trên đường trung trực của AC.
Do đó OM là đường trung trực của AC nên OM ⊥ AC
Xét tứ giác AIQM có: \(\widehat {AIM} = 90^\circ \) và \(\widehat {AQM} = 90^\circ \)
Mà hai góc này cùng nhìn cạnh AM dưới một góc bằng 90°
Do đó tứ giác AIQM nội tiếp đường tròn.
c) Tứ giác AIQM nội tiếp nên \(\widehat {MAI} + \widehat {MQI} = 180^\circ \)
Lại có \(\widehat {NQI} + \widehat {MQI} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
Do đó \(\widehat {MAI} = \widehat {NQI}\).
Ta có: AM ⊥ AB, CH ⊥ AB nên AM // CH
Do đó \(\widehat {MAI} = \widehat {MAC} = \widehat {ACH}\) (hai góc so le trong)
Suy ra \(\widehat {NQI} = \widehat {ACH}\) hay \(\widehat {NQI} = \widehat {NCI}\)
Mà hai góc này cùng nhìn cạnh IN dưới một góc bằng nhau
Do đó tứ giác NIQC nội tiếp
Suy ra \(\widehat {CIN} = \widehat {CQN}\) (hai góc nội tiếp chắn cung CN)
Lại có \(\widehat {CQN} = \widehat {CQB} = \widehat {CAB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CB của đường tròn (O)).
Do đó \(\widehat {CIN} = \widehat {CAB}\)
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên IN // AB
Do CH ⊥ AB và IN // AB nên IN ⊥ CH.