Lời giải
a) Vì A, C cùng thuộc (O), OH ⊥ AC
Nên H là trung điểm của AC (liên hệ giữa đường kính và dây cung)
Suy ra AH = HC
Vì OA = OC nên tam giác AOC cân tại O
Mà OH là đường cao
Suy ra OH là phân giác của góc AOC
Do đó \(\widehat {AOH} = \widehat {HOC}\)
Xét tam giác DAO và tam giác DCO có
DO là cạnh chung
\(\widehat {AOD} = \widehat {DOC}\) (chứng minh trên)
OA = OC
Do đó △DAO = △DCO (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {DAO} = \widehat {DCO}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {DAO} = 90^\circ \) (vì DA là tiếp tuyến của (O))
Nên \(\widehat {DCO} = 90^\circ \)
b) Xét tam giác ADO vuông tại A có AH ⊥ DO
Nên DH . DO = AD2 (1)
Vì E thuộc đường tròn (O) đường kính AB
Nên tam giác ABE vuông tại E
Suy ra AE ⊥ BE
Xét tam giác ADB vuông tại A có AE ⊥ DB
Nên DE . DB = AD2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra DH . DO = DE . DB
c) Gọi P là giao điểm của AM và DO, Q là giao điểm của AD và EP
Xét tam giác ABM có OP // BM, OA = OB
Suy ra P là trung điểm của AM
Xét tam giác AMF có
P là trung điểm của AM, E là trung điểm của AF
Suy ra PE là đường trung bình
Do đó PE // MF
Mà MF ⊥ AD, AB ⊥ AD
Suy ra PE // KF // AB
Xét tam giác AKF có EA = EF, QE // FK
Suy ra Q là trung điểm của AK
Xét tam giác ADB có \(\frac{{PQ}}{{AO}} = \frac{{DP}}{{DO}} = \frac{{PE}}{{OB}}\)
Mà AO = BO nên PQ = PE
Xét tam giác AKF có \(\frac{{PQ}}{{KM}} = \frac{{PE}}{{MF}}\left( { = \frac{{AP}}{{AM}}} \right)\)
Suy ra KM = MF