Cho các phát biểu sau về ưu thế lai: 1. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng. 2. Trong cùng một tổ hợp lai, lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng p

Cho các phát biểu sau về ưu thế lai:

1. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.

2. Trong cùng một tổ hợp lai, lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

3. Các con lai F1 có ưu thế lai thường được sử dụng làm giống gốc.

4. Ưu thế lai được biểu hiện ở F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

5. Ưu thế lai được giải thích theo thuyết “siêu trội”.

6. Cơ thể có nhiều ưu thế lai thì kiểu gen có nhiều cặp gen dị hợp.

Số phát biểu đúng là:

A. 3, 4, 5
B. 1, 2, 5
C. 4, 5, 6
D. 2, 5, 6

Trả lời

Lí thuyết về ưu thế lai13

Cách giải:

(1) sai. Ví dụ: AABBCC x AABBCC → con lai không biểu hiện ưu thế lai.

(2) đúng.

(3) sai. F1 có kiểu gen dị hợp, nếu sử dụng làm giống thì đời sau sẽ có sự phân li.

(4) sai. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo vì tỉ lệ đồng hợp tăng lên, tỷ lệ dị hợp giảm.

(5) đúng.

(6) đúng.

Chọn D.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả