I. Giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Giới thiệu về tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài nhưng trước hết là một nhà thơ. Bản thân là một chiến sĩ, thơ ông chứa đựng hiện thực bi tráng với bút pháp hào hoa, lãng mạn.
+ Giới thiệu tác phẩm: Tây Tiến là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng viết về đề tài người lính. Năm 1948, khi phải rời xa binh đoàn Tây Tiến về làng Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã dùng nỗi nhớ viết lên tác phẩm này.
- Khái quát vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ. Nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn thơ.
a. Hình ảnh đêm lửa trại – đêm hội đuốc hoa trong sự ngỡ ngàng và hân hoan
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……………..
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
- Chữ “bừng”: Khiến ta nhớ lại hình ảnh đầy rực rỡ, toả rạng và mang tính biểu tượng cao độ trong Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. “Bừng” vừa chỉ ánh lửa, ánh đuốc sáng bừng lên, vừa tả âm thanh tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, tiếng khèn vang lên tưng bừng rộn rã. Và như vậy, nơi rẻo cao, nơi lạnh lẽo hoang sơ chốn núi rừng, ánh lửa đã xua tan giá lạnh, mang đến niềm vui, ấm áp, xua đi cả những mệt mỏi của những chặng đường vừa qua.
- Đuốc hoa là cây nến thắp lên trong phòng tối tân hôn. Quang Dũng sáng tạo thành “hội đuốc hoa” để nói về đêm liên hoan lửa trại giữa các cán bộ chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến với đồng bào các bản mường. Như vậy, trong ánh lửa, ta thấy ấm tình thân, vui cái hân hoan của hạnh phúc.
- Chữ “kìa” thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ của chàng lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các “em”, các “nàng” đến dự hội đuốc hoa trong bộ xiêm áo xinh đẹp. Trong buổi chiều gặp gỡ, hẳn rằng các thiếu nữ y phục của họ vẫn là chiếc áo chàm, áo nâu mòn sờn sương gió. Nhưng khi lửa trại rực đỏ, trên sân khấu của nơi thăm thẳm âm u, thiếu nữ miền sơn cước đã có màn “lột xác” ngoạn mục, để các chàng lính trẻ phải trầm trồ trước nhan sắc miền non tản. Và càng trầm trồ, mê say hơn trước những “man điệu” lạ lẫm mà mê hồn quyến rũ, đó là điệu nhạc, điệu múa những anh lính Hà thành hào hoa chưa một lần được thưởng ngắm
b. Kí ức bỗng xuôi về một chiều sương miền Châu Mộc bảng lảng, vẽ lên một thiên nhiên Tây Bắc thật khác biệt khổ 1.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
……………………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
- Hình ảnh “người đi” trong “chiều sương ấy” là một ý thơ độc đáo vô cùng. Độc đáo bởi chiều sương ấy cho ta hiểu là khung cảnh của quá khứ. Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang.
- Rất cần chú ý điệp ngữ: “có thấy”, “có nhớ”. Thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh vào thị giác, cảm giác, vào chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn tượng về miền Tây Bắc.
- Trước hết là thấy lau nẻo bến bờ. Hình ảnh tiếp tục xuất hiện trong vùng trời kí ức là “dáng người trên độc mộc”. Ý thơ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” lạ mà đầy sức gợi, cũng thật đa tình.
2. Nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng
- Đoạn trích là những hoài niệm của người lính Tây Tiến về những kỉ niệm đẹp đẽ thắm đượm tình quân dân.
- Bài thơ là con sóng của hoài niệm, của nỗi nhớ: Một nỗi nhớ chơi vơi không đầu không cuối; được mở rộng cả không gian và thời gian; khi gầm gào mãnh liệt, khi lắng sâu dào dạt.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.