Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét tính trữ tình chính trị
20
22/05/2024
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110, 111)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét tính trữ tình chính trị của Tố Hữu trong đoạn thơ.
Trả lời
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến trong đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và yêu cầu của của đề.
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến:
- Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người:
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi chiến khu hiện lên qua nỗi nhớ cồn cào, da diết, thường trực như nỗi nhớ người yêu ( cách so sánh độc đáo, ấn tượng)
+ Thiên nhiên vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, mang những nét đặc trưng của Việt Bắc ( phân tích dẫn chứng phù hợp)
+ Cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc: cuộc sống khó khăn, gian khổ; con người Việt Bắc tảo tần, chịu thương, chịu khó, sâu nặng ân tình ( phân tích dẫn chứng phù hợp)
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình – ta; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu
hình ảnh, giàu sức gợi cảm; các biện pháp tu từ: phép điệp, liệt kê, so sánh…
-> Qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu đã ngợi ca nghĩa tình cách mạng, đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.
Nhận xét về tính trữ tình chính trị trong đoạn thơ
- Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động ->chính vì thế, thơ chính trị thường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt.
- Tố Hữu đã trữ tình hóa những vấn đề chính trị đó , chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc, rất mực tự nhiên, chân thành đằm thắm. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng, Bác Hồ, căn cứ địa CM, nhân dân trong suốt 15 gắn bó và đặc biệt là nỗi nhớ sâu đậm , da diết về thiên nhiên, con người VB.
-Ở nghệ thuật : TH đã thể hiện sự tài hoa của mình trong việc vận dụng hình thức đậm chất trữ tình để thể hiện nội dung chính trị: hình thức đối đáp , xưng hô mình ta; thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình tình ngọt ngào da diết; tính nhạc phong phú của TV…
-> Tính trữ tình chính trị góp phần thể hiện phong cách thơ Tố Hữu
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.