Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi
294
15/12/2023
Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Giải thích ý nghĩa, tác dụng của việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.
b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thăt lưng.
Trả lời
a.
- Ý nghĩa: "ngược dòng": tác giả sử dụng từ "ngược dòng" vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy (nước, suối chảy ngược dòng) để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử.
Tác dụng: đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
b:
- Ý nghĩa: "sảnh chờ": tác giả sử dụng từ "sảnh chờ" vốn thường được dùng để miêu tả căn phòng rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng như sân bay, nhà ga,...để nói về sự rộng lớn, rộng tãi của cửa hang Én.
Tác dụng: đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức, ngắn gọn khác:
Thực hành tiếng Việt trang 113
Hang Én
Thực hành tiếng Việt trang 118
Cửu Long Giang ta ơi
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến