Các khẳng định sau đây đúng hay sai khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật
Bài 27.3 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
Bài 27.3 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
STT |
Khẳng định |
Đúng/Sai |
1 |
Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt. |
Sai |
2 |
Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri để tránh chuột và sâu bọ ăn hạt. |
Sai |
3 |
Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm. |
Đúng |
4 |
Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được. |
Đúng |
5 |
Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó. |
Đúng |
Giải thích các phát biểu sai:
(1) Sai. Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo không phải là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt mà để làm mềm nhanh vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nhanh nảy mầm.
(2) Sai. Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri không phải để tránh chuột và sâu bọ ăn hạt mà để cung cấp độ ẩm thích hợp cho sự nảy mầm của hạt.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật
Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật