Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy, a) Anh yêu em, lẽ tiễn

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy,

a)

Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi

b)

Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!

c)

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Trả lời

a) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hoá (chim chích ... gọi anh...; chim nhạn ... nhủ anh...), lặp cấu trúc (anh quay lại; anh quay đi). Việc sử dụng phép nhân hoá và lặp cấu trúc làm cho câu thơ tăng thêm tính biểu cảm và giàu tính hình tượng khi miêu tả nhân vật trữ tình.

b) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Đừng bỏ X giữa Y”. Cách lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm, thể hiện tình cảm tha thiết của người yêu.

c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Không lấy được nhau mùa X, ta sẽ lấy nhau khi Y”. Cách lặp lại này vừa có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm vừa thể hiện tình cảm tha thiết, thề hẹn của người yêu.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả