Biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quỷ chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hi. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.”

(Thân Nhân Trung, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Ngữ văn 10, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

A. Thể hiện người hiền tài có vai trò quan trọng, quyết định sự hưng thịnh hay suy vi của quốc gia.
B. Thể hiện các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích người hiền tài.
C. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các chính sách thu hút kẻ sĩ, người hiền tài của các bậc minh quân.
D. Khuyên nhủ, răn đe người đời sau phải biết quý trọng nhân tài và biết đưa ra các chế độ đãi ngộ tốt cho họ.

Trả lời

- Xác định các từ/cụm từ được liệt kê: “cho khoa danh”, “đề cao bằng tước trật”, “ban ân rất lớn”, “nêu tên ở tháp Nhạn”, “ban cho danh hiệu Long hổ”, “bày tiệc Văn hí”. Đây là các hình thức vinh danh cho “kẻ sĩ” để thể hiện tấm lòng của bậc quân vương → Phương án B.

- Các phương án A, C (vai trò của người hiền tài, cách thu hút người hiền tài) không xuất hiện trong tác phẩm nên loại phương án A, C.

- Phương án D có ý đúng “chế độ tốt” nhưng ý khuyên nhủ, “răn đe" không đúng với nội dung nên loại phương án D.

→ phương án đúng: B.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả