Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao

Câu hỏi trang 114 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống. Trong cuộc họp tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ dân phố H thông báo đến mọi người về việc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra. Anh A lên tiếng hỏi:

- Bác Tổ trưởng ơi, đi bầu cử có phải là bắt buộc không ạ?

Tổ trưởng dân phố A trả lời:

- Chúng ta nên đi bầu cử cháu à! Vì đây chính là việc thực hiện quyền công dân của mình.

Suy ngẫm một lúc, anh A vui vẻ nói:

- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều! Cháu sẽ tuyền truyền thêm để khu phố mình cùng đi bầu cử, thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân!

Mọi người đều vui vẻ tán thành, kết thúc buổi họp thân tình.

Câu hỏi:

- Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao?

- Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt đồng bầu cử?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đối với vấn đề ầu cử, công dân có quyền đi bầu cử thì cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ đi bầu cử.

Yêu cầu số 2: Vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử: thông báo mọi người về việc đi bầu cử; tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm soát, giám sát công dân đi bầu cử.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Bài 16: Chính quyền địa phương

Bài 17: Pháp luật và đời sống

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả