Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường đất, nước, không khí?
Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường đất, nước, không khí?
Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường đất, nước, không khí?
- Bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động:
+ Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường;
+ Ứng phó sự cố môi trường;
+ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường;
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Biện pháp bảo vệ môi trường đất:
+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét sự tác động và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.
+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra. Nhà nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở các khu vực ô nhiễm còn lại.
- Biện pháp bảo vệ môi trường nước:
+ Bảo vệ môi trường nước mặt: giữ sạch nguồn nước mặt, không vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ, giảm thiểu và xử lí nước thải xả vào môi trường nước mặt, xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước mặt bị ô nhiễm,...
+ Bảo vệ môi trường nước dưới đất (nước ngầm): Khi khoan thăm dò, khai thác nước ngầm, khi sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp ngăn ngừa, không để rò rỉ, phát tán gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân xử lí môi trường nước ngầm đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.
+ Bảo vệ môi trường nước biển: Kiểm soát các nguồn thải vào môi trường nước biển. Khi khai thác nguồn lợi từ biển và tiến hành các hoạt động kinh tế, xã hội khác phải đảm yêu cầu bảo vệ môi trường nước biển.
- Biện pháp bảo vệ môi trường không khí:
+ Quan trắc, giám sát và công bố chất lượng môi trường không khí, quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn phát thải bụi, khí thải theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo và cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.