Bài học về quản lý tiền Mỗi tháng, Mai được bố mẹ cho một khoản tiền

Bài 6 trang 34 SBT GDCD 7: Bài học về quản lý tiền

Mỗi tháng, Mai được bố mẹ cho một khoản tiền nhỏ để chỉ tiêu cá nhân. Thời gian đầu, khi chưa hết tháng, Mai đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho, Mai rất băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lí tiền hiệu quả. Một lần, Mai đọc được một bài viết về cách quản lí tiền, Mai thấy thích thú và bắt đầu làm theo. Đầu tiên, Mai xác định các khoản chi tiêu cụ thể bằng cách: lập danh sách những chi phí bắt buộc như ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập. Sau đó, Mai chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất. Để sử dụng tiền một cách hợp lí và hiệu quả, Mai áp dụng nhiều biện pháp như lựa chọn đi xe buýt để vừa tiết kiệm tiền vừa thân thiện với môi trường; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài. Mai cũng ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hòan thành mục tiêu đề ra hay không. Đến cuối năm tổng kết lại, Mai thấy mình đã có một khoản tiền nhỏ đủ để mua sách vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi theo phong trào mà nhà trường phát động.

a) Việc làm của Mai có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

b) Hãy liệt kê những biện pháp mà Mai sử dụng để quản lí tiền một cách hợp lí và hiệu quả.

c) Em học điều gì từ cách quản lí tiền của Mai?

Trả lời

Yêu cầu a) Nhờ quản lí tiền hiệu quả mà Mai đã tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ đủ để mua sách vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi.

Yêu cầu b) Những biện pháp mà Mai sử dụng để quản lí tiền:

- Lập danh sách những chi phí bắt buộc như ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập.

- Chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất.

- Lựa chọn đi xe buýt; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập.

- Ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng.

Yêu cầu c) Từ câu truyện của bạn Mai, em có thể rút ra cho mình bài học về biện pháp quản lí tiền hiệu quả, cụ thể là:

+ Đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền.

+ Chia số tiền mình có thành những khoản nhỏ để chi dùng cho những mục đích cụ thể.

+ Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Giữ chữ tín

Bài 6: Quản lí tiền

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả