(1)
|
Giới thiệu chung về tác phẩm Tắt đèn.
|
- Thể loại: tiểu thuyết; tác giả: Ngô Tất Tố.
- Tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
- Được in thành sách năm 1939.
- Một số chương được in từ năm 1936 trên báo Tương lai và Việt nữ.
- Nguyên nhân ra đời: sự thôi thúc của thời đại và sự quan tâm tha thiết của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.
|
(2)
|
Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn.
|
- Làng Đông Xá căng thẳng, ngột ngạt trong những ngày sưu thuế.
- Nhà chị Dậu thuộc dạng cùng đinh, không có tiền nộp sưu nên anh Dậu bị đánh trói, mang ra đình.
- Dù đã bán cái Tí và đàn chó mới mở mắt cho lão Nghị Quế, nhưng anh Dậu vẫn bị bắt lại vì phát sinh thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái chưa đóng.
- Van xin tha cho chồng không được, chị Dậu liều mạng chống lại quyết liệt.
- Chị Dậu bị bắt lên huyện, quan phủ Tư Ân giở trò bỉ ổi, chị kiên quyết chống lại.
- Để có tiền nộp sưu, chị đành gửi con, lên tỉnh đi ở vú.
- Trong một đêm “tắt đèn”, quan phủ già dâm đãng đã mò vào buồng chị. Chị gạt tay hắn, chạy ra ngoài sân giữa lúc trời tối đen như mực, “tối như tiền đồ của chị”.
|
(3)
|
Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.
|
- Dựng lên bức tranh chân thực, điển hình về xã hội Việt Nam đương thời, có sức tố cáo mãnh liệt:
+ Nạn thuế thân, cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân bị áp bức, mâu thuẫn đối kháng gay gắt trong lòng xã hội Việt Nam trước cách mạng.
+ Chân dung đại diện của giai cấp thống trị tàn ác, xấu xa, mất hết tính người trong xã hội nông thôn khi đó.
+ Điển hình chân thực, đẹp đẽ, khoẻ mạnh về người phụ nữ nông dân lao động: nỗi lòng của người mẹ, người vợ; sự đảm đang, tháo vát, ý nhị; ý thức về nhân phẩm mạnh mẽ.
- Thành tựu đặc sắc của tiêu thuyết Việt Nam trước năm 1945:
+ Kết cấu chặt chẽ, liền mạch, giàu kịch tính.
+ Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Khi vừa ra đời, tác phẩm được dư luận tiến bộ hoan nghênh nhiệt liệt.
|