Câu hỏi:

05/02/2024 130

Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau: "Ta đi trọn kiếp con người - Cũng không đi hết những lời mẹ ru"?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Nội dung hai câu thơ sau: "Ta đi trọn kiếp con người - Cũng không đi hết những lời mẹ ru" :

Chữ "đi" thứ nhất nghĩa là sống, trưởng thành, là trải qua trọn kiếp người; chữ "đi" thứ hai có nghĩa là hiểu, cảm nhận. Nội dung hai câu thơ có thể hiểu: Ta sống trọn kiếp người cũng chưa thấu hiểu, cảm nhận được hết tình yêu thương của mẹ dành cho mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra và nêu hiệu quả của 02 biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao.

Xem đáp án » 05/02/2024 234

Câu 2:

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi trữ tình mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.

Xem đáp án » 05/02/2024 179

Câu 3:

Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả người mẹ. Qua đó anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ?

Xem đáp án » 05/02/2024 158

Câu 4:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào?

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò.. sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Thơ Nguyễn Duy - Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998)

 

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 05/02/2024 120

Câu 5:

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ.

Xem đáp án » 05/02/2024 80

Câu 6:

Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn về vai trò của tình mẫu tử.

Xem đáp án » 05/02/2024 68

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »