Câu hỏi:

03/02/2024 122

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Mở bài

Đời người đẹp đẽ nhất là có tình yêu, tình yêu như một thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống, dẫu đẹp đẽ hay khổ đau thì cuối cùng nó vẫn đáng được trân trọng và gìn giữ. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn quan niệm sai lệch về tình yêu, đặc biệt một bộ phận giới trẻ hiện nay cần có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về tình yêu.

2. Thân bài

- Tình yêu tuổi học sinh có những mối tình trở nên đẹp đẽ, sáng trong, ghi lại dấu ấn trong trái tim mỗi người.

- Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhìn ở một phương diện khác, nó đang là vấn đề đáng quan ngại, tình yêu học đường bây giờ đang trở thành một trào lưu không nhỏ.

- Trong thực tế, khi yêu còn quá sớm sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng:

+ Chểnh mảng việc học hành, sa sút nghiêm trọng

+ Quan hệ tình dục sớm, gây phá thai, bỏ học

+ Bạo lực học đường vì ghen tuông, bất hòa,...

+ Tự tử vì tình cảm không êm đẹp- Thiết nghĩ, các em học sinh đang độ tuổi cắp sách tới trường thì học tập cần được đặt lên hàng đầu.

- Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ để giáo dục học sinh.

- Cần tổ chức cho học sinh những buổi sinh hoạt hay hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, tình yêu học đường, ...

3. Kết bài

Mỗi học sinh chúng ta cần có cách nhìn, có quan niệm sâu sắc và hiểu hơn về tình yêu. Một mối tình đẹp và trong sáng tuổi học trò cần được xây đắp từ sự tin cậy, cao thượng và vị tha để mỗi ngày cùng nhau cố gắng, để mỗi ngày mối tình đó trở nên đẹp hơn, tinh khôi như tuổi học trò.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo anh/chị, câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 03/02/2024 111

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự đời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…

(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là ai?

Xem đáp án » 03/02/2024 90

Câu 3:

Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của anh/chị về Hà Nội.

Xem đáp án » 03/02/2024 81

Câu 4:

Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn: “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.”

Xem đáp án » 03/02/2024 75

Câu 5:

Sự thành công của tác giả trong việc phác họa thành công nhân vật Hiền thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 03/02/2024 45

Câu 6:

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Xem đáp án » 03/02/2024 42

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »