Câu hỏi:
03/02/2024 89
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
- Giải thích những từ ngữ "lá lành", "lá rách"
- Giải thích nội dung ý nghĩa cả câu: Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc: Trong mối quan hệ giữa người với người, tình yêu thương luôn là sợi dây gắn kết; con người cần biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
b. Bàn luận nội dung câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
- Nêu biểu hiện của tình yêu thương.
- Vì sao con người cần phải yêu thương lẫn nhau?
+ Tình yêu thương có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Tình yêu thương là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết.
+ Tình yêu thương sẽ đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.
- Lật lại vấn đề: Trong xã hội hiện nay, vẫn còn tồn tại những con người sống vô tâm, vị kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không hề biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc người khác.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Con người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trước những khó khăn, hoạn nạn.
- Tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ.
3. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Qua đoạn trích, em hiểu được điều gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
Câu 3:
Hãy kể tên những tác phẩm đã học hoặc đã đọc viết cùng đề tài với Nhà mẹ Lê.
Câu 4:
Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì: Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.
Câu 8:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?