a) Vẽ đồ thị hàm số y = –x^2 (P) và hàm số y = –2x – 3 (D) trên cùng hệ tọa độ. b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D). c) Gọi giao điểm (P) và (D) là A. Tính độ dài từ A đến B(5; –7).
48
18/05/2024
a) Vẽ đồ thị hàm số y = –x2 (P) và hàm số y = –2x – 3 (D) trên cùng hệ tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D).
c) Gọi giao điểm (P) và (D) là A. Tính độ dài từ A đến B(5; –7).
Trả lời
Lời giải
a) Bảng giá trị của hàm số y = –x2:
x
|
–2
|
–1
|
0
|
1
|
2
|
y
|
–4
|
–1
|
0
|
–1
|
–4
|
Bảng giá trị của hàm số y = –2x – 3:
Đồ thị:

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (D): –x2 = –2x – 3
⇔ x2 – 2x – 3 = 0
⇔ (x – 3)(x + 1) = 0
⇔ x = 3 hoặc x = –1.
Với x = 3, ta có: y = –32 = –9.
Với x = –1, ta có: y = –(–1)2 = –1.
Vậy giao điểm của (P) và (D) là M(–1; –1), N(3; –9).
c) Trường hợp 1: A ≡ M(–1; –1).
Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng x = 5 và y = –1.
Suy ra tọa độ H(5; –1).
Ta có: MH = 5 + 1 = 6, BH = 7 – 1 = 6.
Tam giác MBH vuông tại H: MB2 = MH2 + BH2 (Định lí Pytago).
= 62 + 62 = 72.
Suy ra MB=6√2.
Trường hợp 2: A ≡ N(3; –9).
Ta thực hiện tương tự trường hợp 1, ta được: NB=2√2.
Vậy độ dài từ A đến B(5; –7) lần lượt là 6√2 (khi A(–1; –1)) và 2√2 (khi A(3; –9)).