a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh -

a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Trả lời

a)

- Hệ quả tiêu cực:

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

b) HS trình bày suy nghĩ cá nhân

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả