a. Nhân vật Quỳnh và ông Tú Cát thể hiện đặc điểm nào của nhân vật truyện cười? Chỉ ra thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian với hai nhân vật này.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG
Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:
- Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn.
Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:
- Lợn cấn ăn cám tốn.
Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay: “Chó khôn chớ cắn càn.”
Vế này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:
- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Trời sinh ông Tú Cát.
Quỳnh đối luôn:
- Đất nứt con bọ hung.
Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.
a. Nhân vật Quỳnh và ông Tú Cát thể hiện đặc điểm nào của nhân vật truyện cười? Chỉ ra thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian với hai nhân vật này.