a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn. b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây si
Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.
Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.
Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.
Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.
Theo BẰNG SƠN
a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?