1/ Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước

Câu hỏi trang 111 KTPL 10:

1/ Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?

2/ Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Chính phủ và UBND được gọi là cơ quan hành chính nhà nước vì chonhs phủ và UBND là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ tổ chức và thi hành các hoạt độn của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

Yêu cầu số 2:

- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Thi hành lệnh động viện hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước,...

- Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân

+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Ví dụ cụ thể:

+ Chính phủ tổ chức thi hành các nghị quyết của Quốc hội.

+ UBND huyện tổ chức thi hành các nghị quyết của HĐND huyện.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả