1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện chức năng gì
161
16/04/2023
Câu hỏi trang 142 KTPL 10:
1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện chức năng gì?
2/ Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
3/ Nêu ví dụ về việc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố tại một phiên toà.
Trả lời
Yêu cầu số 1: Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện quyền công tố khi mở phiên toà xét xử sơ thầm vụán cặp vợ chồng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong.
Yêu cầu số 2:
- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:
+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tổ phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);
+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ ăn và chứng minh được người phạm tội;
+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thảm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc khẳng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).
Yêu cầu số 3: Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại một phiên tòa: xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) ngày 9-1-2020.
- Viện kiếm sát nhân dân thực hiện khởi tố 25/29 bị cáo về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự; 4 bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, Bộ luật Hình sự.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện truy tố bị can trước tòa trên cơ sở kết quả điều tra vụán.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân