CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O | CaCO3 ra CO2

CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng CaCO3 ra CO2

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra 

Nhiệt độ thường

3. Khi có CaCO3 tác dụng HNO3 có hiện tượng

Chất rắn màu trắng CaCO3 tan dần và sinh ra khí CO2 làm sủi bọt dung dịch.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của CaCO3 (Canxi cacbonat)

CaCO3 là muối cacbonat mang đầy đủ tính chất hoá học của muối nên tác dụng được với axit mạnh.

4.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

HNO3 là một monoaxit mạnh tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat.

5. Tính chất hóa học của CaCO3

Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với axit mạnh:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Kém bền với nhiệt:

CaCO3 -to→ CaO + CO2

CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2.

CaCO3 + CO2 + H2O ⇆ Ca(HCO3)2

→ khi đung nóng:

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3↓ + CO2 + H2O

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra

A. CO2 + dung dịch Na2CO3 →

B. Fe2O3+ C →

C. CaCO3 + HNO3 →

D. CO2 + H2O + BaSO4 →

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V của là

A. 5,60.

B. 2,24.

C. 3,36.

D. 4,48.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình phản ứng hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1)

nCaCO3 = 0,1 (mol)

=> nCO2 = 0,1(mol)

=> VCO2(đktc) = 2,24(l)

Câu 3. Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là

A. SO2 và NO2.

B. CO2 và SO2.

C. CO2và NO2.

D. SO2 và NO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình phản ứng xảy ra

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 6HNO3 đặc → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

Câu 4. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. NaCl và CuSO4.

B. NH3 và AgNO3.

C. CaCO3 và HNO3.

D. NaHSO4 và NaHCO3.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

B. AgNO3 + H2O + 3NH3 → NH4NO3 + (Ag(NH3)2)OH

C. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2+ CO2 + H2O

D. NaHCO3 + NaHSO4→ H2O + Na2SO4+ CO2

Câu 5. Cho 2,7 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là :

A. 66,75 gam.

B. 13,55 gam.

C. 6,775 gam.

D. 3,335 gam.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

nhỗn hợp khí = 2,24/ 22,4 = 0,1 mol

Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là: 20. 2 = 40 (gam/mol)

Gọi số mol của NO; NO2 lần lượt là a, b mol

Ta có hệ phương trình:

a + b = 0,1

(30x + 46y)/(x + y) = 40

=> x = 0,0375

y = 0,0645

=> Số mol e trao đổi là: 3x + y = 0,175 (mol)

=> m muối tạo thành sau phản ứng là: mFe + mNO3- = 2,7 + 0,175.62 = 13,55 gam

Câu 6. Khi cho chất rắn CaCO3 tác dụng với dung dịch axit HNO3 xảy ra hiện tượng gì

A. Xuất hiện kết tủa trắng

B. Xuất hiện khí

C. chất rắn màu trắng tan, sinh ra khí CO2

D. Không thấy hiện tượng gì

Lời giải:

Đáp án: C

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!