Cách để trì hoãn kinh nguyệt: Thuốc và các biện pháp tự nhiên

Một số người có thể muốn trì hoãn kinh nguyệt để có ít máu kinh hơn hoặc để tránh trùng vào những thời điểm bất tiện, chẳng hạn như trong một sự kiện quan trọng hoặc kỳ nghỉ.

Mọi người có thể chọn một trong số các loại thuốc nội tiết tố khác nhau để làm chậm kinh. Một số sản phẩm thiên nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về các biện pháp trì hoãn kinh nguyệt bằng thuốc và các sản phẩm tự nhiên.

Thuốc và các biện pháp tránh thai nội tiết tố

Các bác sĩ có thể kê đơn các thuốc tránh thai nội tiết tố để trì hoãn kỳ kinh, hoặc đề xuất một số biện pháp tránh thai nội tiết tố khác nhau. Bao gồm:

  • Thuốc uống tránh thai có chứa estrogen và progestin (một dạng của progesterone)
  • Vòng tránh thai giải phóng thuốc (IUD)
  • Tiêm medroxyprogesterone
  • Miếng dán tránh thai
  • Vòng âm đạo tránh thai
  • Que cấy tránh thai etonogestrel

Các biện pháp nội tiết tố có hiệu quả không?

Để làm chậm kinh, mọi người có thể sử dụng một trong các biện pháp tránh thai nội tiết trên. Các biện pháp này tố có tác dụng kéo dài đi kèm với rủi ro thấp và tiềm năng có lợi cho sức khỏe. Thuốc uống tránh thai nội tiết có một số lợi ích, như làm giảm nguy cơ:

  • Loãng xương
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Bệnh vú lành tính
  • Viêm vùng chậu

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc uống tránh thai có thể giúp ích cho khả năng sinh sản bằng cách làm giảm và trì hoãn các trường hợp lạc nội mạc tử cung. Uống thuốc tránh thai cũng có thể là một phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả.

Một lợi ích khác của việc trì hoãn kinh nguyệt là giảm mất máu ở những người bị rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh Von Willebrand.

Những người bị thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng có thể được hưởng lợi từ các biện pháp tránh thai nội tiết tố để trì hoãn kinh nguyệt. Một số cá nhân có thể có các vấn đề về hành vi hoặc khuyết tật về thể chất ảnh hưởng đến việc thực hành vệ sinh của họ trong kỳ kinh nguyệt.

Mỗi biện pháp tránh thai nội tiết hoạt động khác nhau để giảm hoặc trì hoãn kinh nguyệt. Một số biện pháp sẽ có hiệu quả chậm kinh hơn so với những biện pháp khác.

Thuốc uống tránh thai

Có thể kéo dài thời gian giữa các kỳ kinh bằng cách bỏ qua tuần không có hormone trong lịch uống thuốc tránh thai. (nguồn: salon.com)Có thể kéo dài thời gian giữa các kỳ kinh bằng cách bỏ qua tuần không có hormone trong lịch uống thuốc tránh thai. (nguồn: salon.com)

Một số người có thể kéo dài thời gian giữa các kỳ kinh bằng cách bỏ qua tuần không có hormone trong lịch uống thuốc tránh thai của họ. Ví dụ, những người dùng 1 vỉ thuốc tránh thai nội tiết tố 28 ngày có thể uống thuốc tránh thai nội tiết tố trong 21 ngày đầu tiên. Sau đó, họ có thể bắt đầu một vỉ mới ngay lập tức mà không cần dùng thuốc giả dược. Bạn có thể thảo luận về lựa chọn này với bác sĩ trước để kiểm tra xem nó có an toàn hay không. 

Các chuyên gia khuyên không nên uống thuốc nội tiết liên tục quá 84 ngày trước khi nghỉ 7 ngày để có kinh. Cách làm này cho phép một người phụ nữ có kinh nguyệt 4 lần 1 năm và giảm nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung.

Trong một số trường hợp, như nếu một người bị lạc nội mạc tử cung, các bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai liên tục mà không có thời gian nghỉ hormone. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ chấp thuận 3 loại thuốc tránh thai sử dụng dài hạn, bao gồm:

  • Seasonale: 84 viên thuốc hormone hoạt tính và 7 viên thuốc giả dược
  • Seasonique: tương tự như Seasonale, nhưng thay vì thuốc giả dược, nó chứa 7 viên estrogen liều thấp
  • Lybrel: đóng gói vỉ 28 viên thuốc có hoạt tính, không có giả dược

Vòng tránh thai nội tiết tố (IUD)

Vòng tránh thai nội tiết tố được đặt trong buồng tử cung, có tác dụng giải phóng progestin. (nguồn: medicinenet.com)Vòng tránh thai nội tiết tố được đặt trong buồng tử cung, có tác dụng giải phóng progestin. (nguồn: medicinenet.com)

Vòng tránh thai có chứa thuốc, chẳng hạn như Mirena, giải phóng progestin từ một dụng cụ mà nhân viên y tế đưa vào trong tử cung. Vòng tránh thai Mirena có thể tồn tại trong tử cung đến 5 năm. Khoảng một nửa số người đặt vòng tránh thai Mirena sẽ không còn kinh trong vòng 6 tháng kể từ khi sử dụng.

Những người không thể dung nạp hormone hoặc muốn tránh progestin có thể chọn vòng tránh thai bằng đồng. Tuy nhiên, khi có kinh nguyệt thì vòng tránh thai bằng đồng có thể gây chảy máu nhiều hơn so với vòng tránh thai giải phóng hormone.

Thuốc tiêm medroxyprogesterone

Những người chọn tiêm hormone, bao gồm Depo-Provera, sẽ được tiêm 1 mũi sau mỗi 90 ngày. Sau 1 năm, khoảng 73% phụ nữ được tiêm sẽ ngừng có kinh.

Miếng dán tránh thai

Những người sử dụng miếng dán tránh thai thương hiệu Ortho Evra, dán miếng dán mới lên da mỗi tuần 1 lần trong 3 tuần. Tuần thứ 4 thường không có hormone. Những người muốn kéo dài chu kỳ kinh có thể dán một miếng dán mới vào tuần thứ 4 và tránh tuần không có hormone.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng miếng dán trong thời gian dài chỉ dẫn đến 12% phụ nữ ngừng kinh. Ra máu nhiều hơn khi có kinh phổ biến ở những người sử dụng miếng dán liên tục.

Vòng âm đạo

Thông thường vòng trong âm đạo được đặt trong 3 tuần và sau đó tháo ra trong 1 tuần. Vòng âm đạo hoạt động tương tự như miếng dán tránh thai, vì nó giải phóng hormone hàng ngày. Những phụ nữ muốn trì hoãn kinh nguyệt có thể bỏ qua tuần không có hormone và đặt vòng mới.

Một thử nghiệm đã so sánh hiệu quả của việc đặt vòng âm đạo theo đúng lịch với đặt vòng kéo dài. Kết quả cho thấy đặt vòng kéo dài sẽ rút ngắn thời gian có kinh nguyệt, nhưng lại gây chảy máu nhiều hơn.

Cấy ghép etonogestrel

Trong số các biện pháp tránh thai nội tiết tố, que cấy tránh thai ít thành công hơn trong việc làm trì hoãn kinh nguyệt. (nguồn: insider.com)Trong số các biện pháp tránh thai nội tiết tố, que cấy tránh thai ít thành công hơn trong việc làm trì hoãn kinh nguyệt. (nguồn: insider.com)

Que cấy tránh thai Implanon, được bác sĩ cấy vào bên dưới da cánh tay sẽ giải phóng progestin. Que cấy tránh thai này có thể giải phóng hormone trong tối đa 3 năm. Trong số các biện pháp tránh thai nội tiết tố khác nhau, que cấy tránh thai ít thành công hơn trong việc làm trì hoãn kinh nguyệt.

Norethindrone

Norethindrone, một dạng progesterone, có hiệu quả trong việc làm chậm kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của norethindrone với hiệu quả của các loại thuốc tránh thai kết hợp đường uống khác trong việc làm chậm kinh nguyệt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng norethindrone có thể hiệu quả hơn thuốc tránh thai kết hợp đường uống trong việc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt khi mọi người đang ở giữa chu kỳ kinh. Nó cũng ngăn ngừa ra máu nhiều khi có kinh.

Mọi người chỉ có thể dùng norethindrone tạm thời và không phải như là thuốc tránh thai. Nếu ai đó cần thêm biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tránh thai kết hợp bằng đường uống để thay thế.

Biện pháp tự nhiên và tính hiệu quả

(nguồn: rafaelsalgado.com)Giấm táo có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyêt phụ nữ.

Một số chuyên gia tin rằng một số chất tự nhiên, chẳng hạn như giấm táo, có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng của giấm táo đối với kinh nguyệt còn hạn chế.

Một nghiên cứu năm 2013 đã xem xét tác động của giấm táo đối với sự rụng trứng ở 7 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS) - một bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Những người bị PCOS có thể không rụng trứng. Rụng trứng và có kinh nguyệt là 2 quá trình khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấm táo giúp khôi phục quá trình rụng trứng ở 4 trong số 7 phụ nữ bị PCOS.

Tác dụng trì hoãn kinh nguyệt của các biện pháp tự nhiên, như cây tề thảo (capsella bursa-pastoris) hoặc vạn diệp (achillea millefolium) vẫn còn thiếu các bằng chứng khoa học. 

Các yếu tố khác gây chậm hoặc vô kinh

Các yếu tố không do thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể gây vô kinh do ảnh hưởng đến các hormone gonadotropin có chức năng điều hòa tuyến sinh dục. Một số vận động viên nữ bị vô kinh do rối loạn chức năng vùng dưới đồi và các rối loạn kinh nguyệt khác. Khoảng 50% phụ nữ thường xuyên tập thể dục có những thay đổi nhỏ trong chu kỳ và 30% bị mất kinh. Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra vô kinh do rối loạn chức năng vùng dưới đồi là căng thẳng và giảm cân. 

Tác dụng phụ và nguy cơ

Một nguy cơ khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố quá sớm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt là sự ngừng phát triển của xương và có thể dẫn đến cơ thể còi cọc. Những người bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết ngay sau kỳ kinh đầu tiên có thể ngừng phát triển chiều cao.

Tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai nội tiết, một số người có thể bị chảy máu nhiều. Ra máu nhiều xảy ra thường xuyên hơn khi người phụ nữ lần đầu tiên bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết. Thông thường, tác dụng phụ này giảm dần theo thời gian.

Những phụ nữ chọn sử dụng phương pháp tiêm nội tiết tố cần đến gặp bác sĩ để tiêm liều tiếp theo. Việc bỏ lỡ cuộc hẹn khám có thể khiến họ có nguy cơ mang thai nếu đang sử dụng nó như một biện pháp tránh thai.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng thuốc tiêm medroxyprogesterone có mật độ xương trung bình thấp hơn. Tuy nhiên, tác động này không liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương.

Những người mắc chứng béo phì hoặc khó kiểm soát sự thèm ăn khi tiêm medroxyprogesterone có thể tăng cân từ 10 -20 kg. Tuy nhiên, những người có trọng lượng cơ thể vừa phải có xu hướng không tăng thêm cân.

Các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng miếng dán tránh thai liên tục vì có thể dẫn đến nồng độ estrogen trong máu cao hơn.

Một tác dụng phụ nữa của việc trì hoãn kinh nguyệt là có thể là gây ra máu nhiều hơn khi có kinh. 

Lý do để trì hoãn kỳ kinh

Một số phụ nữ muốn làm chậm kinh để ngăn ngừa sự đau đớn khi có kinh nguyệt. (nguồn: 1mg.com)Một số phụ nữ muốn làm chậm kinh để ngăn ngừa sự đau đớn khi có kinh nguyệt. (nguồn: 1mg.com)

Kinh nguyệt xảy ra khoảng 28 ngày 1 lần, nhưng một số người có thể có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn. Chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động từ 21 - 45 ngày. Hầu hết các kỳ kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày.

Một số lý do tại sao phụ nữ muốn trì hoãn kì kinh bao gồm:

  • Tránh chảy máu trong một sự kiện quan trọng, chẳng hạn như đám cưới, kỳ nghỉ hoặc cuộc thi thể thao
  • Ngăn ngừa sự đau đớn khi có kinh nguyệt hoặc giảm các tình trạng sẽ trầm trọng hơn khi có thay đổi nội tiết tố (như: lạc nội mạc tử cung hoặc chứng đau nửa đầu)
  • Có ít các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt hơn
  • Năng suất lao động cao hơn do ít ngày nghỉ học hoặc nghỉ làm hơn

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 2,5 triệu phụ nữ từ 18 - 50 tuổi ở Hoa Kỳ trải qua:

  • Kinh nguyệt đau đớn
  • Kinh nguyệt quá nhiều
  • Kinh nguyệt không đều
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome  - PMS)

Họ có thể chọn cách trì hoãn kinh nguyệt để tránh những tình trạng này. 

Kết luận

Sử dụng các thuốc tránh thai nội tiết và các biện pháp tránh thai nội tiết có hiệu quả trong việc trì hoãn kinh nguyệt. Nhưng cho đến nay, bằng chứng khoa học đối với tác dụng làm chậm kinh của các biện pháp tự nhiên vẫn còn hạn chế.

Nếu muốn trì hoãn kinh nguyệt, bạn có thể có nhiều sự lựa chọn từ các biện pháp tránh thai nội tiết. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp bằng cách thảo luận về lợi ích và nguy cơ của việc điều trị lâu dài với mục đích cụ thể của bạn. 

Câu hỏi liên quan

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt (còn được gọi là thuốc hãm kinh, thuốc kìm kinh nguyệt) là loại thuốc có chứa hormone progesterone. Thuốc thường được dùng vào khoảng 3 - 4 ngày trước ngày dự kiến có kinh. Nếu bạn chỉ sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt vài lần thì không sao, hoàn toàn vô hại. Nhưng với nhiều chị em lạm dụng việc sử dụng thuốc quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi những loại thuốc này làm ức chế chu kỳ hormone tự nhiên của cơ thể.
Xem thêm
Thuốc Orgametril 5 Mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Đa kinh; Rong kinh và rong huyết; Các trường hợp chọn lọc của bệnh lý vô kinh và thiểu kinh nguyên phát hoặc thứ phát; Lạc nội mạc tử cung; Các ca chọn lọc của ung thư nội mạc tử cung; Bệnh vú lành tính; Ức chế kinh, ức chế rụng trứng và đau bụng do rụng trứng; thống kinh; Trì hoãn kinh nguyệt; Hỗ trợ cho liệu pháp estrogen thời kỳ xung quanh và hậu mãn kinh để tránh tăng sinh nội mạc tử cung.
Xem thêm
2.1. Cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần hiệu quả bằng chanh 2.2. Cách hoãn ngày kinh nguyệt bằng ăn mùi ngò tây – Ăn gì để chậm ngày kinh nguyệt 2.3. Uống giấm táo để làm chậm tới ngày đèn đỏ 2.4. Chậm kinh nguyệt 1 tuần nhờ ăn súp đậu lăng 2.5. Cách làm trễ ngày kinh nguyệt bằng cách ăn rau răm 2.6. Cách trì hoãn kinh nguyệt bằng cách ăn bột gelatin 2.7. Cách làm chậm kinh 1 tuần bằng rễ nhân sâm và cây bạch chỉ 2.8. Mẹo ăn hạt đậu xanh làm chậm kinh nguyệt 2.9. Cách làm chậm kinh 1 tuần an toàn bằng cafe 2.10. Cách làm chậm ngày đèn đỏ bằng cách sử dụng thuốc làm trễ kinh nguyệt
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hoãn kinh (sức khỏe phụ nữ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!