Cà gai leo: Công dụng và lưu ý khi sử dụng

Từ lâu, cà gai leo đã được Y học cổ truyền nghiên cứu và sử dụng trong điều trị và hỗ trợ chức năng gan rất hiệu quả. Vậy cà gai leo là cây gì? Tại sao lại có công dụng như vậy? cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cà gai leo là cây gì?

Video Cây cà gai leo: Tưởng "cỏ dại" ai ngờ thuốc quý

Cà gai leo có nhiều tên gọi khác nhau như cà vạnh, cà quánh, gai cườm, cà lù, cà Hải Nam…Tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance thuộc họ Cà (Solanaceae).

Cà gai leo là cây thảo dược mọc ở khắp nơi trên nước ta, từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi. Hiện nay, cà gai leo được trồng ở nhiều nơi như Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa…

Cà gai leo là cây thân leo, sống nhiều năm, phân nhiều cành, nhiều nhánh có thể dài tới 6m hoặc hơn. Thân nhẵn hóa gỗ, trên cành phủ lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng. Lá cây mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, mặt trên của lá có chứa gai, mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa mọc thành xim ở nách lá, có màu trắng hoặc tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ đẹp mắt. Hạt dẹt, màu vàng.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và dây. Cà gai leo được thu hái quanh năm, sau đó đem rửa sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoạt tính của cà gai leo

Cà gai leo có chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,... Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol... Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Glycoalkaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.

Công dụng cà gai leo 

Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.  Ngoài ra, còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu bia, say tàu xe.

Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quảCó nhiều nghiên cứu đã tập trung vào tác dụng cảu cà gai leo lên gan. Hiện nay, cà gai leo được nghiên cứu bài bản và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan.

Có thể liệt kê các công dụng nổi bật của cà gai leo:

  • Bổ gan, mát gan, giúp phục hồi tế bào gan, tăng cường tái tạo các tế bào gan mới.
  • Hạ men gan, đánh tan mỡ trong gan, trong mạch máu.
  • Tăng cường giải độc gan, đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
  • Bảo vệ và phục hồi chức năng các tế bào gan đang bị tổn thương.
  • Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus hoặc chức năng gan suy giảm do các nguyên nhân khác như dùng nhiều thu.ốc tân dược, uống nhiều bia rượu.
  • Tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong vv…
  • Trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe

Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả. Cà gai leo là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (Cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh có thể chuyển về âm tính).

Cà gai leo có tác dụng phụ không?

Cùng với các nghiên cứu về tác dụng dược lý thì có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về độc tính cấp và bán trường diễn của Cà gai leo và đều khẳng định nếu ở dạng chiết xuất toàn phần (dạng cao) thì cà gai leo không có độc, không có tác dụng phụ.

Theo các chuyên gia dược học, nếu sử dụng cà gai leo ở dạng dịch chiết thì rất an toàn cho người sử dụng, còn với việc sử dụng ở dạng thô, đun sắc nước uống thì cần phải tuân thủ liều lượng hợp lý (khoảng 20-30g mỗi ngày) cũng như thời gian sử dụng phù hợp với bệnh lý thì mới đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách dùng cà gai leo 

Cà gai leo phơi khô có thể pha làm trà uống

Đối với cà gai leo tự nhiên người ta thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Rễ cây cà gai leo dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu.

Người bị say rượ.u chỉ cần lấy 1 rễ nhỏ của cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra phần rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu. Lá và cành cà gai leo sau khi thu họach sẽ được sấy khô. Sử dụng đun nước uống hằng ngày, để phòng, chống các bệnh về gan hoặc đem nấu cao, nghiền nát thành dạng trà.

Các sản phẩm cà gai leo hiện nay ngoài ở dạng trà truyền thống để hãm nước uống. người đã sáng tạo ra rất nhiều nhiều sản phẩm như trà túi lọc, trà hòa ta để có thể tiện sử dụng. Các sản phẩm này rất hữu ích đối với những người bận rộn không có nhiều thời gian.

Trà túi lọc cà gai leo rất tiện lợi cho người bận rộn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo

  • Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan

Dùng 30g cây cà bò, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu. Đem tất cả nguyên liệu sao vàng rồi sắc lên uống. Mỗi ngày uống 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm.

  • Ngăn ngừa và phòng chống bệnh gan bằng cà gai leo

Dùng 30g cà gai leo sắc cùng với 1 lít nước, sắc đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  • Chữa bệnh phong thấp

Chỉ cần dùng cà gai leo, vỏ chân chim, rễ đau xương, rễ cỏ xước, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g. Đem nguyên liệu sắc nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  • Chữa bệnh ho gà, hen suyễn

Khi bị chứng ho kéo dài không ngớt, hãy dùng 10g rễ cây cà bò và 30g lá chanh sắc nước khoảng 30’ để tinh chất tan trong nước. Sau đó, tắt bếp chia làm 2 lần uống.

  • Chữa sưng, chảy máu chân răng

Dùng 4g hạt cà gai leo tán nhỏ cho vào chén cùng 1 ít sáp ong, sau đó đốt lên xông vào chân răng, duy trì liên tục trong 1 tuần sẽ khỏi.

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo 

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo như sau:

  • Cần sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng cà gai leo, tuy chưa có kết quả nào cho thấy tác dụng phụ hay các trường hợp sốc thuốc nhưng người sử dụng vẫn cần lưu ý
  • Trong quá trình sử dụng cà gai leo, nếu người bệnh có sử dụng thuốc tây thì tốt nhất nên uống cách rời nhau ít nhất là 2 tiếng
  • Dùng cà gai leo trị viêm gan B thì không nên ngâm chung với rượu, chất cồn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng
  • Phụ nữ đang mang thai và trong giai đoạn chuẩn bị mang thai không nên uống cà gai leo
  • Cần nhận biết cà gai leo chuẩn, tránh bị nhầm lẫn với cây cà độc hoặc các cây có hình dáng tương tự
  • Mua cà gai leo ở các địa chỉ uy tín, đáng tin cậy đã được nhiều người sử dụng

Câu hỏi liên quan

Cây khi được làm trà, với các chất trên khi uống sẽ có tác dụng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Hiện nay, theo nghiên cứu uống trà cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan.
Xem thêm
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của cà gai leo. Tuy nhiên người ta chữa tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng chứng minh về tác dụng phụ của và gai leo.
Xem thêm
Không chỉ vậy, nước uống cà gai leo còn được sử dụng làm trà uống giảm cân mỗi ngày. Tuy nhiên thì vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh loại cây này có tác dụng giảm cân. Nếu muốn giảm cân có hiệu quả thì mọi người cần phải duy trì một chế độ tập luyện phù hợp kết hợp chế độ dinh dưỡng, để tiêu hao năng lượng mỡ thừa. Việc kiên trì tập luyện và ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả nhất thay vì phải dùng đến các loại thức uống chưa được kiểm chứng về chất lượng.
Xem thêm
Theo các nghiên cứu y học, không có bằng chứng nào chứng minh hay kết luận rằng uống cà gai leo bị tụt huyết áp. Việc sử dụng cà gai leo hoàn toàn không có tác dụng phụ nên khi sử dụng với những người thường xuyên bị huyết áp thấp và huyết áp cao hoàn toàn không bị ảnh hưởng, không có tác dụng phụ. Đối với những người huyết áp thấp khi sử dụng cà gai leo có thể cho thêm một lá gừng thái mỏng sẽ rất tốt cho người huyết áp thấp. Không chỉ vậy, uống cà gai leo còn giúp thanh nhiệt, giải độc và ngăn ngừa một số bệnh về gan hiệu quả. Vì vậy khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm
Xem thêm
Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi Những người huyết áp thấp Người mắc các bệnh về thận Bệnh nhân đang điều trị
Xem thêm
Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dạng chiết toàn phần của cà gai leo được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collagenase.
Xem thêm
Không nên uống cà gai leo quá nhiều bởi có thể gây ra tác dụng phụ.
Xem thêm
Cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu…
Xem thêm
Việc sử dụng thực phẩm chức năng như viên uống cà gai leo là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất, vừa dễ uống mà không làm mất đi dược tính vốn có từ cây cà gai leo.
Xem thêm
Trong Đông y, cà gai leo được xem như là vị “khắc tinh” của bệnh gan, có tác dụng chữa bệnh gan do rượu bia, thuốc lá, đồ ăn độc hại,… và nhiều bệnh lý khác nhu ho gà, cảm cúm,…
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cà gai leo
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!