Bố cục Trò chơi cướp cờ
- Phần 1: Từ đầu…đoàn kết khi chơi : mục đích
- Phần 2: Tiếp theo…vạch mốc ấy phải bằng nhau: chuẩn bị
- Phần 3: Còn lại: cách chơi
Tóm tắt Trò chơi cướp cờ
Tóm tắt tác phẩm Trò chơi cướp cờ (Mẫu 1)
Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta rèn luyện thể lực mà nó còn tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết cho mọi người khi tham gia. Ở trò chơi này, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên. Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Sau đó, ta kẻ vạch mốc xuất phát sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.
Tóm tắt tác phẩm Trò chơi cướp cờ (Mẫu 2)
Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Rồi, ta kẻ vạch mốc xuất phát. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.
Nội dung chính Trò chơi cướp cờ
Văn bản: Trò chơi cướp cờ đã cung cấp thông tin cho độc giả về cách chơi của một trò chơi dân gian: trò chơi cướp cờ
Tác giả, tác phẩm Trò chơi cướp cờ
I.Tác giả
- Nguyễn Thị Thanh Thủy
II.Tác phẩm Trò chơi cướp cờ
1.Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- In trong 100 trò chơi dân gian thiếu nhi, NXB Kim Đồng,2004
3. Phương thức biểu đạt: nghị luận, thuyết minh
4. Tóm tắt Trò chơi cướp cờ
- Tác phẩm giới thiệu đến một trò chơi dân gian Trò chơi cướp cờ gồm có 3 phần chính mục đích, chuẩn bị và cách chơi
5. Bố cục tác phẩm Trò chơi cướp cờ
- Phần 1: Từ đầu…đoàn kết khi chơi : mục đích
- Phần 2: Tiếp theo…vạch mốc ấy phải bằng nhau: chuẩn bị
- Phần 3: Còn lại: cách chơi
6.Giá trị nội dung tác phẩm Trò chơi cướp cờ
- Tác phẩm giới thiệu đến một trò chơi dân gian Trò chơi cướp cờ
7.Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trò chơi cướp cờ
- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.
- Bố cục tác phẩm chặt chẽ.
- Có dẫn chứng hình minh họa và tài liệu tham khảo
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trò chơi cướp cờ
1. Thông tin về luật chơi cướp cờ
- Người chơi của hai đội đứng dàn hàng ngang theo thứ tự vạch mốc tại hai đầu sân chơi
- Người chơi cướp cờ chạy thật nhanh về đội của mình
+ Người của đội kia sẽ tìm cách cố chặn để cướp lại cây cờ bằng cách cố chặn đập vào người cầm cờ
+ Trọng tài điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, hô to số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên vị trí cầm cây cờ ở giữa sân , người còn lại tìm cách giật cho được cây cờ
+ Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi lại người chơi tiếp theo của hai đội tham gia
+ Trò chơi lại tiếp tục, cho đến hết số người chọn
2. Mục đích của văn bản
- Giới thiệu trò chơi
- Hướng dẫn cách chuẩn bị , cách chơi
+ Số lượng người chọn không hạn chế, chia thành hai đội chơi A và B, mỗi đổi từ năm nguồn trở lên, người chơi của mỗi đội được sắp xếp theo số thứ tự quy định như 1, 2, 3, 4, Chọn địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng như sân nhà, sân trường, sản điểm vui chơi
- Về một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đất một cây cỏ hoặc chiếc khăn, cành lá tượng trưng cho cờ
- Kẻ vạch mốc xuất phát tại mỗi đầu sân chơi, khoảng cách từ vòng trốn giữa sân đến các vạch mốc phải bằng nhau.
Đọc tác phẩm Trò chơi cướp cờ
a. Mục đích
- Góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi
- Tạo không khí vui vẻ, thi đua, tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi
b. Chuẩn bị
- Số lượng người chơi không hạn chế, chia thành hai đội A và B, mỗi đội từ năm người trở lên, người chơi của mỗi đội được sắp xếp theo số thứ tự quy định như 1,2,3,4,…
- Chọn địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng như sân nhà, sân trường, sân điểm vui chơi,…
- Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,… tượng trưng cho cờ
- Kẻ vạch mốc xuất phát tại mỗi đầu sân chơi, khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc ấy phải bằng nhau
c. Hướng dẫn cách chơi
- Đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi
- Tiếp theo, trọng tài điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, hô to số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội cùng chạy nhanh lên vị trí cắm cây cờ ở giữa sân, lừa thế xô quam đẩy lại để tìm cách giật cho được cây cờ. Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy thật nhanh về đội mình, còn người của đội kia sẽ tìm cách chặn đẻ cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cây cờ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp tục, cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.
- Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia. Trò chơi lại tiếp tục, cho đến hết số người chơi của hai đội.
- Khi chơi, cần lưu ý:
+ Người chơi chỉ được lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình
+ Chỉ được tập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ
+ Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi
+ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ
+ Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc được đội thua cõng một vòng quanh sân
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Bố cục Tục ngữ và sáng tác văn chương (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Cách gọt củ hoa Thủy Tiên (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Hương khúc (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Kéo co (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo