Bố cục Nói với con
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương
- Phần 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp củaa quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
Tóm tắt Nói với con
Tóm tắt Nói với con (mẫu 1)
Bài thơ là lời nhắc nhở con cái về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, con được lớn lên trong sự nâng niu mong chờ của cha mẹ, trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Từ đó, người cha mong muốn con mình dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Tóm tắt Nói với con (mẫu 2)
Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
Nội dung chính Nói với con
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Tác giả, tác phẩm Nói với con
I. Tác giả
-Y Phương(1948-2022)
- Quê quán: Cao Bằng
- Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông
- Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….
II. Tác phẩm Nói với con
1. Thể loại: Thơ tự do
2 Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết năm 1980. Khi con gái của ôg mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
4. Tóm tắt tác phẩm Nói với con
Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau
5. Bố cục tác phẩm Nói với con
- Phần 1 khổ đầu: lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương
- Phần 2 còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương
6. Giá trị nội dung tác phẩm Nói với con
- Lời của cha nhắc nhở con gái hãy luôn nhớ về nguồn cội của mình và tự hào về truyền thống đẹp đẽ của dân tộc
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nói với con
- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang
- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa
- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
III. Tìm hiểu chi tiết Nói với con
1.Hình ảnh của quê hương
- Người con luôn được sống trong tình thương sự bảo bọc của cha mẹ
+ Chân phải bước tới cha: cha vẫn sẽ luôn là người dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con
+ Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người luôn yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ của mình
- Người con dần trưởng thành từ cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương
+ Người đồng mình yêu lắm
+ Đan lờ cài nan hoa
+ Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người
→ Cha mẹ luôn che chở, bảo bọc con, quê hương nuôi con khôn lớn
-Người cha còn nói cho con biết về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình"
+ Giàu tình cảm, tình yêu thương
+ Sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ
+ Có niềm tự hào, kiêu hãnh
+ Mộc mạc, chân chất, và sống luôn đoàn kết bao bọc, chở che nhau
→ Những nét đẹp truyền thống của dân tộc được người cha kể lại cho con mình nghe, với giọng kể đầy tự hào
2. Lời của người cha dạy cho con
- Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm
- Nhắc nhở con phải sống tình cảm yêu quê hương
- Phải sống đoàn kết, cần cù lao động
- Luôn ghi nhớ về cội nguồn của mình
→ Bài học cha dạy cho con có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mong sau này con mình trở thành người tốt, luôn yêu thương, và giữ gìn truyền thống dân tộc
Đọc tác phẩm Nói với con
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng minh yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gặp ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Ý nghĩa nhan đề Nói với con
Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Bố cục Bản đồ dẫn đường (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Hãy cầm lấy và đọc (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Câu chuyện về con đường (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Thủy tiên tháng Một (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Lễ rửa làng của người Lô Lô (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức