Bố cục Bảo kính cảnh giới
Chia bài thơ thành 2 phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): tấm lòng của Nguyễn Trãi.
Tóm tắt tác phẩm Bảo kính cảnh giới
Bài thơ “Cảnh ngày hè” miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.
Nội dung chính Bảo kính cảnh giới
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
Tác giả, tác phẩm Bảo kính cảnh giới
I. Tác giả
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt
+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
II. Tác phẩm văn bản Bảo kính cảnh giới
1. Thể loại: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập
- Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.
3. Tóm tắt văn bản Bảo kính cảnh giới
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua đó thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
4. Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới
Chia làm 2 phần:
- 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
- 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
5. Giá trị nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
Đọc tác phẩm Bảo kính cảnh giới
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới
“Bảo kính cảnh giới” là gương soi, lời răn, không phải để nói với riêng mình. Trong một vài bài tác giả khuyên “chúng bay” hay “huynh đệ bay” tức là khuyên con. Đó là thơ gia huấn, khuyên con cháu về cách xử thế của con người bình thưởng trong hoàn cách xã hội bình thường.
Cái tên của bài thơ mang tính chất giáo huấn (Gương báu răn mình) nhưng thực chất đây lại là một bài thơ trữ tình về cảnh, về người. Qua bài thơ có thể thấy được một tâm hồn nghệ sĩ rất giàu cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật nhưng cũng tràn đầy những ước mơ bình dị mà cao đẹp về cuộc sống của nhân dân.
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Bố cục Tác giả Nguyễn Trãi (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Bình Ngô đại cáo (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Dục Thúy sơn (2024) chính xác nhất lớp 10- Kết nối tri thức
Bố cục Ngôn chí bài 3 (2024) chính xác nhất lớp 10- Kết nối tri thức
Bố cục Bạch Đằng hải khẩu (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức