Bố cục Bài học từ cây cau
- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau
- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau
Tóm tắt Bài học từ cây cau
Tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau (Mẫu 1)
Cây cau trong văn bản Bài học từ cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống. Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong đời sống và sinh hoạt văn hóa. Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông. Nhân vật “tôi” thường trò chuyện với cau để nhớ về tuổi thơ và tự hoàn thiện bản thân hơn.
Tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau (Mẫu 2)
Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong đời sống và sinh hoạt văn hóa. Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông. Nhân vật “tôi” thường trò chuyện với cau để nhớ về tuổi thơ và tự hoàn thiện bản thân hơn.
Nội dung chính Bài học từ cây cau
Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.
Tác giả, tác phẩm Bài học từ cây cau
I. Tác giả
- Nguyễn Văn Học
- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)
II. Tác phẩm Bài học từ cây cau
1. Thể loại: Nghị luận
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020
3. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau
- Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau
5. Bố cục tác phẩm Bài học từ cây cau
- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau
- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau
6. Giá trị nội dung tác phẩm Bài học từ cây cau
- Những bài học của người ông về hàng cau
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài học từ cây cau
- Từ ngữ giản dị, gần gũi
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài học từ cây cau
1. Tình yêu của người ông giành cho hàng cau
- Hàng cau được trồng ở trước và sau nhà thờ tổ
- Những cây cau này được trồng từ rất lâu
- Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoản trữ tình mướt mát tạo nên ngôi nhà ấy
+ Người ông là người yêu thiên nhiên, những điều bình dị
+Hình ảnh hàng cau xung quanh nhà tạo nên nét đẹp neo giữ hồn quê
+ Vì yêu cau nên người ông yêu cả dáng hình của cau, yêu tàu lá, yêu hương hoa thơm ngát yêu tổ chim trú ngụ ở đó
2. Cuộc nói chuyện giữa ‘ông” với “bố” và nhân vật tôi
- Sự hiện diện của cây cau rất quen thuộc với tất cả thành viên trong gia đình
+Tự nhiên và thân thuộc như tình thân
+Từ cây cau người ông dạy cho các con của mình tình yêu quê nhà
- Người ông hỏi người bố Nhìn lên cau con thấy điều gì?
+ Người bố trả lời nhìn lên cau con thấy bâu trời xanh
+ Ông lại hỏi câu đó sang người cháu
+ Người cháu trả lời cháu thấy bài học về làm người ngay thẳng
- Theo người ông khi nhìn lên cây thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ
- Mỗi người đều có một sự quan sát, cách suy nghĩ khác nhau
- Cuối truyện tác giả nhớ lại những ký ức tuổi thơ với hàng cau
+ Làm những trò xe kéo bằng mo cau.
Đọc tác phẩm Bài học từ cây cau
Trước và sau ngôi nhà tổ của tôi đều có cau. Phía trước nhà, cau được trồng khi ông bà mới sinh bố tôi. Hàng cau sau nhà được trồng cùng năm bố tôi lập gia đình. Ông tôi chỉ là người nông dân thuần túy nhưng lại vô cùng yêu những nét đẹp bình dị. Bởi thế, ông luôn chăm chút cho không gian quanh nhà. Nhà phải năm gian, hai chái, lợp ngói mũi hài cổ. Ông bảo, ngôi nhà nông thôn chỉ đẹp khi có sự hài hòa bởi khoảng xanh. Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoảng trữ tình mướt mát để làm nên sự hài hòa ấy.
Sau này, ông tôi dựng nhà riêng cho bố tôi ở mé phải ngôi nhà chính. Ông cũng bố trí những khoảng có thể trồng được cây xanh, vừa lấy bóng mát, vừa tạo kiến trúc cho ngôi nhà thi vị. Bây giờ thì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê. Đó là khối tài sản tôi thấy tự hào.
Mỗi người trong gia đình tôi đều gắn bó với cây cau một cách tự nhiên. Tự nhiên và thân thuộc như người tình thân. Thân thuộc bởi vì ngày nào cau cũng hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và trong nhiều sinh hoạt văn hóa. Vì yêu cau nên yêu cả dáng thẳng của cau, yêu những tàu lá, chiếc mo, yêu hương hoa thơm ngát, yêu những tổ chim trú ngụ bình yên ở đó. Ông tôi chính là người đã gieo vào lòng bố tôi và các chú, rồi lại gieo vào thế hệ tôi tình yêu quê nhà, yêu những ngõ cau mộc mạc, những sân phơi có bóng cau nghiêm trang. Có lần ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”. Bố tôi trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”. Ông lại hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”. Tôi thưa: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lý của ông phải không ạ?”. Ông tôi gật đầu, cười. Tôi liền hỏi lại ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”. Ông điềm nhiên trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”.
Thế đó, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Điều đó làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người đều có một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, dù là nhổ cỏ, bắt sâu hay chỉ là dắt trâu ra đồng cày ruộng.
Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”. Tức thì từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra. Tôi lại hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào. Vậy cau có gì cho tuổi thơ tôi? Phấn hoa cau rụng xuống. Chiếc mo cau rơi như thả một nốt nhạc. Tôi chợt nhớ tới trò kéo xe bằng mo cau. Ngày xưa mỗi khi có chiếc mo cau là cái tàu lá khô rụng, hai chị em tôi thường dùng chơi cùng nhau. Tôi và chị thay nhau ngồi ở phần bẹ, rồi lại thay nhau cầm phần đầu của lá để kéo, rồi reo hò cười nói giòn tan.
Ý nghĩa nhan đề Bài học từ cây cau
Nhan đề tác phẩm nói lên chủ đề chính đó là những bài học từ hàng cau. Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Bố cục Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Phòng tránh đuối nước (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Tự học một thứ vui bổ ích (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bố cục Bàn về đọc sách (2024) chính xác nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo