Bệnh sán lá gan lớn: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Sán lá gan lớn là loài sán dẹp thường ký sinh ở ống mật và gan, gây ra bệnh sán lá gan lớn. Bệnh chủ yếu tác động đến gia súc (cừu, dê, bò) và người, trong đó chủ yếu là động vật.

Có hai loại sán lá gan lớn ảnh hưởng trên người là Fasciola hepatica (sán lá gan thường hay sán lá gan cừu) và Fasciola gigantica.

Fasciola hepatica (a) và Fasciola gigantica (b) (nguồn: https://www.researchgate.net/)Fasciola hepatica (a) và Fasciola gigantica (b) (nguồn: https://www.researchgate.net/)

Các triệu chứng của bệnh sán lá gan lớn

Một người có thể bị nhiễm sán lá gan sau khi ăn phải ký sinh trùng, thường là do ăn rau sống hoặc uống nước bị ô nhiễm. 

Trong một số trường hợp, người bị nhiễm có thể không cảm thấy mình bị bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Các triệu chứng xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh. Bạn có thể gặp một số triệu chứng trong giai đoạn đầu khi sán lá gan di chuyển trong ruột, gan và ổ bụng.‌

Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng trong giai đoạn cuối khi nhiễm trùng. Đây là lúc sán lá gan đã di chuyển đến ống mật (hệ thống ống nằm trong gan). Các triệu chứng liên quan đến giai đoạn này xuất hiện sau vài tháng hoặc thậm chí vài năm kể từ khi bị nhiễm bệnh. Hai tình trạng phổ biến của giai đoạn này là tắc ống dẫn mật và viêm nhiễm.

Bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Gan to
  • Tăng bạch cầu ái toan
  • Ngứa
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó chịu hoặc đau bụng
  • Khó chịu trong người

Vòng đời của sán lá gan

Động vật bị nhiễm sán sẽ đào thải trứng sán chưa trưởng thành qua phân của chúng. Những quả trứng này phát triển trong nước ngọt, sử dụng ốc sên làm vật chủ ngay lập tức và trải qua một số giai đoạn phát triển. Sau đó, ốc sên nhả trứng lên thực vật rồi được động vật ăn cỏ ăn vào, sau đó nó di chuyển sang cơ thể người và sinh sống đến khi trưởng thành. Con người cũng có thể mắc ký sinh trùng trực tiếp khi ăn các loại rau thủy sinh.

Các giai đoạn khi nhiễm sán lá gan lớn

Nhiễm sán lá gan lớn được phân loại thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính. Giai đoạn này mô tả thời gian từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng. Bạn có thể không phát hiện ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào và nó có thể kéo dài trong 2 đến 4 tháng.
  • Giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn tiềm ẩn, sán lá gan đã trưởng thành và đi đến ống mật. Giai đoạn này có thể diễn ra trong một vài tháng.
  • Giai đoạn mạn tính. Trong giai đoạn này, sán trưởng thành có thể gây ảnh hưởng xấu khi đào thải chất độc chuyển hóa qua gan và mật. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn ống mật và gây viêm.

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan lớn

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan lớn được thực hiện thông qua một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu. Các bác sĩ có thể tìm kháng thể sán lá gan (protein do cơ thể sản xuất để giúp chống lại tác nhân gây nhiễm trùng). Trong các trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể kiểm tra số lượng bạch cầu. Các tế bào bạch cầu tăng lên khi cơ thể cố gắng chống lại nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh gan. Bác sĩ sử dụng hình ảnh chụp gan để kiểm tra xem sán lá gan có gây ra bất kỳ tổn thương nào cho ống mật hoặc gan hay không. Hình ảnh được sử dụng ví dụ như: các xét nghiệm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) , chụp đường mật, chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) . Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lựa chọn thực hiện nội soi (đưa một ống dài mỏng có camera ở đầu) vào miệng, xuống dạ dày để chẩn đoán nhiễm sán lá gan. 
  • Xét nghiệm phân. Xét nghiệm phân được sử dụng để tìm trứng sán.
Hình ảnh gan trên phim chụp CT (nguồn: https://two-views.com/)Hình ảnh gan trên phim chụp CT (nguồn: https://two-views.com/) 

Điều trị bệnh sán lá gan

Nhiễm sán lá gan có thể điều trị được. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ mình bị nhiễm sán lá gan lớn để ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị. Thuốc tẩy giun sán được dùng để tiêu diệt sán lá gan lớn. Tùy thuộc vào loại Fasciola hepatica hay Fasciola gigantica, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc tẩy giun sán khác nhau như:

  • Nitazoxanide
  • Triclabendazole
  • Albendazole
  • Praziquantel

Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn để giúp lưu thông đường mật bị tắc. 

Phòng ngừa

Nhiễm sán lá gan có thể dễ dàng phòng ngừa được. Các phương pháp áp dụng như:

  • Nấu chín kỹ các loại rau thủy sinh (ví dụ như rau cải xoong) trước khi ăn
  • Tránh ăn đồ ăn và nước từ các khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm 
  • Nấu chín kỹ các món cá nước ngọt trước khi ăn
  • Vệ sinh bản thân kỹ trước khi động tay vào thức ăn hoặc nước uống‌

Những người sống gần khu vực chăn thả gia súc cũng nên thận trọng trước khi ăn thức ăn hoặc uống nước vì sự hiện diện của vật nuôi làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Hãy thường xuyên để ý đến vật nuôi để tránh chúng ăn phải đồ ăn nhiễm bệnh. ‌

Nói chung, nhiễm sán lá gan không gây tử vong. Những người bị nhiễm bệnh thường sống sót mà không có bất kỳ biến chứng nào vì bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Câu hỏi liên quan

Kỹ thuật soi phân xác định trứng sán: Đây là kỹ thuật dễ thực hiện, được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Mẫu phân được lấy liên tiếp ít nhất 3 ngày để có xác suất soi tìm thấy trứng sán được cao nhất. Soi dịch tá tràng hay dịch mật cũng có thể có cả trứng sán và sán trưởng thành: chỉ định trong các trường hợp nhiễm ít, không tìm thấy trứng sán trong phân. Xét nghiệm soi phân tìm trứng sán là các phương pháp đơn giản, rẻ tiền và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên cần dựa vào chu kỳ sinh sản của sán, sự đào thải trứng qua phân; thời gian bảo quản mẫu phân không quá 4h,... Vì vậy, độ nhạy của phương pháp xét nghiệm này không cao. Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể trong máu theo phương pháp miễn dịch Elisa tìm kháng thể IgG và IgM: kháng thể IgM xuất hiện sớm sau khi nhiễm và chỉ tồn tại trong vài tuần. Sự xuất hiện của kháng thể IgG theo sau IgM và tồn tại trong một thời gian dài.
Xem thêm
Ổ chứa Bệnh sán lá gan lớn: vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh; vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea. Thời gian ủ bệnh Thời kỳ lây truyền
Xem thêm
Vì vậy, khi có dấu hiệu lâm sàng như đau âm ỉ, có thói quen ăn gỏi cá thì nên đi gặp bác sĩ, chứ không phải đợi đến khi vàng da. Khi khám, bác sĩ sẽ nhận thấy có thể gan người bệnh to, cứng. Xét nghiệm sẽ ghi nhận bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, thường từ 15%-20% (trong khi bình thường là dưới 7%). Với những người bệnh có dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải, có thói quen ăn xà lách xoong hoặc rau thủy sinh thì nên đi gặp bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm để xem tình trạng bạch cầu ái toan tăng cao hay không, đồng thời xét nghiệm huyết thanh miễn dịch như miễn dịch điện di, miễn dịch hấp phụ gắn men (Elisa) để phát hiện kháng thể để truy dấu vết sán lá gan lớn.
Xem thêm
Thuốc được dùng để điều trị sán lá gan nhỏ là Praziquantel. Praziquantel là thuốc kháng sán phổ rộng, có thể chống lại sán lá gan, sán máng và nhiều loại sán dây. Sau khi thuốc được hấp thu vào cơ thể, Praziquantel được sán hấp thu nhanh và tăng tính thấm của màng tế bào sán, dẫn đến mất calci nội bào, làm co cứng và liệt nhanh chóng hệ cơ của sán. Khi tiếp xúc với Praziquantel, da vùng cổ sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước, sau đó chúng bị vỡ tung và phân hủy. Liều dùng Praziquantel để điều trị sán lá gan nhỏ ở người lớn và trẻ em là 75mg/kg/ngày, chia 3 lần, hai lần uống thuốc liên tiếp cách nhau 4 - 6 giờ. Có thể điều trị 1 - 2 ngày nếu nhiễm sán nặng và phải được theo dõi tại cơ sở điều trị. Nếu nhiễm sán lá gan nhỏ mức độ nhẹ và trung bình, có thể dùng liều Praziquantel 40mg/kg/24 giờ, uống liều duy nhất. Thuốc được uống sau khi ăn no, kiêng rượu bia và các chất kích thích trong thời gian dùng thuốc. Với phụ nữ đang cho con bú, không cho con bú sau 72 giờ dùng thuốc. Sau khi dùng thuốc, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không tự đi xa, không lao động nặng sau 24 giờ vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Cẩn trọng với những người bệnh có tiền sử co giật.
Xem thêm
Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,...
Xem thêm
Bệnh sán lá gan nhỏ được gây nên bởi loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini. Gọi là sán lá gan nhỏ vì sán khi trưởng thành, chiều dài của sán chỉ từ 10-20 mm, chiều rộng 2-4mm, kích thước này nhỏ hơn nhiều so với sán lá gan lớn. Trứng sán lá gan nhỏ để tồn tại và phát triển cần phải có môi trường nước, trứng sẽ hỏng nếu ở trên cạn hoặc khi nhiệt độ mặt trời quá cao. Sán lá gan nhỏ là vi sinh vật có chu kỳ sinh trưởng phức tạp. Ở người, sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, đẻ trứng, trứng sán lá gan nhỏ sẽ theo mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Nếu phân rơi vào môi trường nước, trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Những ấu trùng lông này sẽ di chuyển tự do trong nước và tìm đến cư trú trong các loài ốc. Trong cơ thể ốc, ấu trùng lông sẽ phát triển thành những ấu trùng đuôi. Các ấu trùng đuôi sau đó sẽ rời ốc và tìm đến cư trú trong các loài cá nước ngọt, phát triển thành nang ấu trùng trong cơ thể cá. Bệnh sán lá gan nhỏ thường xuất hiện ở những người từng ăn gỏi cá, ăn cá chưa được nấu chín hoặc người sống ở vùng có tập quán ăn gỏi cá. Khi ăn cá chưa được nấu chín có mang ấu trùng sán lá gan bé, sau khi ăn, các ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi sán trưởng thành gây các triệu chứng bệnh khoảng 3 - 4 tuần.
Xem thêm
Tác nhân gây bệnh có thể được phát hiện bằng xét nghiệm sự xuất hiện của kháng thể trong huyết thanh bằng xét nghiệm ELISA. Xét nghiệm này cũng thực hiện như các xét nghiệm máu thông thường. Nếu nồng độ kháng thể chống kháng nguyên sán lá gan tăng cao, đặc biệt là kháng thể IgM thì giúp nghĩ đến chẩn đoán này. Bên cạnh đó, việc soi cấy phân hay dịch mật có thể giúp tìm thấy trứng sán. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp và còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm, kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Đồng thời, cần chú ý phân biệt trứng của sán lá gan lớn với các ký sinh trùng đường ruột khác. Ngoài các xét nghiệm xác định tác nhân nêu trên, người bệnh cũng cần được tiến hành các cận lâm sàng tổng quát khác. Đối với xét nghiệm công thức máu, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao trong khi tổng số lượng bạch cầu bình thường thì có thể gợi ý trường hợp nhiễm ký sinh trùng.
Xem thêm
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh trên thì những yếu tố chủ quan và khách quan cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan như ô nhiễm nguồn nước do các lò mổ gia súc nhiễm bệnh thải ra, tình trạng phơi nhiễm gần giữa người và vật nuôi, nhập khẩu không kiểm soát nguồn gia súc từ các quốc gia đang có dịch bệnh… môi trường sống ô nhiễm.
Xem thêm
Do cơ chế lây bệnh qua vật trung gian, chỉ khi ăn phải trứng hay ấu trùng của sán thì con người mới nhiễm bệnh nên bệnh này không lây từ người sang người. Đường lây của bệnh là khi chất thải của người nhiễm sán thải ra môi trường, vào nước rồi nhiễm vào động vật trung gian như ốc, cá… Con người ăn phải những loài trung gian này khi chưa được nấu chín thì sẽ bị nhiễm sán.
Xem thêm
Các đối tượng nguy cơ có khả năng nhiễm sán lá gan cao hơn những người khác bao gồm: Sống trong vùng dịch tễ có tỷ lệ người nhiễm sán lá gan cao, như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu, … Sống ở ven sông, gần các khu chăn nuôi gia súc như trâu, bò, cừu,… Có thói quen thường xuyên ăn rau sống, hay thịt cá sống. Tiền sử đã từng ăn cá sống ở vùng dịch tễ. Bệnh ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sán lá gan
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!