Tác giả, tác phẩm Nhớ đồng
I. Tác giả Tố Hữu
- Tên: Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Năm sinh: 1920 - 2002
- Quê quán: Thừa Thiên Huế
- Tố Hữu sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương.
- Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
- Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
- Phong cách thơ Tố Hữu:
+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào
+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.
=> Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
- Tố Hữu để lại cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng…
II. Tìm hiểu tác phẩm Nhớ đồng
1. Thể loại: Thơ 7 chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Nhớ đồng được in trong Tố Hữu – tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học năm 2005).
- Năm xuất bản: Tháng 7/1939.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Nhớ đồng có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Tóm tắt Nhớ đồng
Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trong cảnh lao tù. Cùng với nỗi nhớ, cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai. Nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự do. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước.
5. Bố cục bài Nhớ đồng
Gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại.
6. Giá trị nội dung
- Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.
7. Giá trị nghệ thuật
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con.
- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nhớ đồng
1. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.
- Tiếng hò được lặp lại nhiều lần.
+ Tiếng hò lẻ loi đơn đọc giữa trời trưa – nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
“không gian đồng vắng
thời gian trưa vắng.”
+ Hiu quanh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
- Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quanh.
= > Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết, đồng quê = cuộc sống bên ngoài nhà tù.
+ Tiếng than khắc khoải, da diết = > diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài = > nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
+ Sự lặp lại = > nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng = > triền miên vì nỗi nhớ da diết.
- Đồng quê thể hiện đậm đà nỗi nhớ của tác giả:
+ Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.
= > Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương = > bị ngăn cách.
2. Diễn biến tâm trạng của tác giả
- Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:
+ Từ tiếng hò – đồng quê – cảnh sắc bóng dáng con người – người mẹ già nua – nhớ chính mình – từ hiện tại trở về quá khứ - hiện tại – nhớ + tràn nhập xót thương – không chỉ buồn mà cháy bỏng khát khao, tự do – đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại.
Xem thêm các bài tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Trong lời mẹ hát
Tác giả tác phẩm: Những chiếc lá thơm tho
Tác giả tác phẩm: Bạn đã biết gì về sóng thần?
Tác giả tác phẩm: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?