Tác giả, tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống
I. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Sống khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
- Quê quán: Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Là người nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Tổng cộng 50 bài.
- Chủ đề: Bênh vực, đề cao phụ nữ và để kích thói đạo đức giả của quan lại vua chúa.
= > Được ví là Bà chúa thơ Nôm.
II. Tìm hiểu tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống
1. Thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du). Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả với ngôi đền quan Thái thú
- Phần 2 (2 câu cuối): Khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng của tác giả
5. Giá trị nội dung
- Khẳng định tài năng của người phụ nữ.
-Đả kích đền 1 vị thần xâm lược bại trận-bất tài vô dụng.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ. Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn. Bài thơ đa nghĩa, hóm hỉnh, sâu sắc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống
1. Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ
- Bố cục, mạch cảm xúc:
+ Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống → Chế giễu, dè bỉu, coi thường
+ Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ → Thể hiện sự tự hào, và một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo. Cách xưng hô: Đây: Thể hiện sự tự tôn, ý thức về giá trị bản thân.
- Thủ pháp trào phúng: Cách nói giễu nhại để gây ra tạo ra tiếng cười.
- Tiếng cười trào phúng: (cười người): Thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời bộ lộ cá tính, bản lính khát vọng muốn thai đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng vẻ vang cho phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.
2. Thái độ của tác giả
2.1 Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống
- Từ ngữ, hình ảnh: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo à động từ, đại từ, từ láy gợi hình.
Thái độ: Ngạo mạn, nhìn nghiêng-liếc qua, tay chỏ
- Ngắt nhịp: 1/3/3 + “kìa”: Thái độ ngạc nhiên
- Hình tượng đền độc đáo: hiện lên sự thảm hại của tên tên bại trận dưới con mắt nữ sĩ họ Hồ.
→Thái độ giễu cợt, coi thường, dẻ bỉu tên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.
2.2 Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ
- Cách xưng hô: “Đây” Ngang hàng với đấy – Sầm Nghi Đống à Ý thức rõ về giá trị của mình, thái độ mỉa mai, xem thường tên tướng giặc.
- Từ ngữ hình ảnh thơ đặc sắc: “Đổi phận làm trai được”, “há bấy nhiêu”: Lời khẳng định, tuyên bố tài năng của người phụ nữ không hề thua kém đấng nam nhi.
→ Âm hưởng bài thơ là khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Hoàng lê nhất thống chí
Tác giả tác phẩm: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Tác giả tác phẩm: Đại nam quốc sử diễn ca