Tác giả, tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
I. Tác giả
- Tác giả ban đầu:
+ Lê Ngô Cát, quê quán: Hà Nội. Đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.
+ Ông đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng.
- Tác giả chỉnh sửa:
+ Phạm Đình Toái, quê quán: Nghệ An.
+ Ông đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng.
II. Tìm hiểu tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
1. Thể loại Thơ lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ “Đại Nam quốc sử diễn ca”
- Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục
2 phần:
- Phần 1 (18 câu thơ đầu): Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Phần 2 (còn lại): Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
5. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã làm nổi bật chí khí anh hùng và tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược ở thời Hùng Vương thứ sáu và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán do tên thái thú Tô Định cầm đầu.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giúp người đọc dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
1. Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng
- Từ truyện kể trong truyền thuyết đến nội dung đoạn diễn ca đều tập trung làm nổi bật thời điểm, địa điểm và công trạng của người anh hùng làng Gióng. Người anh hùng có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi vào đời vua Hùng thứ sáu.
Nội dung |
Truyền thuyết |
Diễn ca |
Không gian, thời gian |
Thời gian: vua Hùng thứ sáu. Không gian: làng Gióng |
Thời gian: vua Hùng thứ sáu. Không gian: làng Phù Đổng |
Thánh Gióng ra đời và lớn lên |
Kể chi tiết: lí do và quá trình bà mẹ mang thai, sinh con… |
Kể ra đời và lớn lên: không nói, không cười. |
Thánh Gióng ra trận đánh giặc và chiến thắng |
Sự giúp đỡ nhân dân nuôi Gióng lớn lên. Gióng nhổ tre đánh giặc... |
Vũ khí: áo giáp, gậy sắt và việc nhổ tre đánh giặc chưa kể chi tiết |
Thánh Gióng về trời |
Gióng cởi giáp sắt để lại và về trời |
Gióng cởi áo nhung (có thể hiểu giáp sắt) để lại và về trời |
Dấu xưa còn lại |
Tre đằng ngà, ao hồ làng Phù Đổng, vua phong Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ… |
Có ghi nhận miếu đình, cố viên. |
Điểm tương đồng |
Từ truyện kể trong truyền thuyết đến nội dung đoạn diễn ca đều tập trung làm nổi bật thời điểm, địa điểm và công trạng của người anh hùng làng Gióng. |
|
Điểm khác biệt |
Do đặc điểm ngắn gọn, hàm súc và hợp vần của thơ ca nên vài sự việc có điểm khác biệt. |
2. Hình ảnh Hai Bà Trưng
- Hai bà giữ vững lời thề, Trưng Trắc thay chồng cầm quân đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Dù phận gái, nhưng hai bà đã lập nên kì tích với chiến công oanh liệt: đánh tan đội quân xâm lược do Tô Định cầm đầu, mang lại sự yên ổn toàn vẹn cho đất nước.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Hoàng lê nhất thống chí
Tác giả tác phẩm: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Tác giả tác phẩm: Bến nhà rồng năm ấy
Tác giả tác phẩm: Bạn đến chơi nhà
Tác giả tác phẩm: Đề đền Sầm Nghi Đống