Tác giả, tác phẩm Anh hùng tiếng đã gọi rằng
I. Tác giả văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
- Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
II. Tìm hiểu tác phẩm Anh hùng tiếng đã gọi rằng
1. Thể loại
- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thuộc thể loại: thơ lục bát.
2. Xuất xứ
- Đoạn trích nằm trong tác phẩm Truyện Kiều, từ câu 2419 đến 2450.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
- Phần 2 (phần còn lại): Khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.
5. Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là một tác phẩm văn học đầy tình cảm của Nguyễn Du trong tiểu thuyết Truyện Kiều. Trong đó, người anh hùng Từ Hải được miêu tả với hình ảnh lừng lẫy và oai phong, đồng thời cũng là người trọng tình trọng nghĩa, từ bi giáng thế cứu đối. Thúy Kiều - nhân vật chính trong tác phẩm, không thể quên công ơn Từ Hải đã giải thoát cô khỏi chốn oan khiên bụi trần. Nàng coi Từ Hải như một vị anh hùng giáng thế để giải thoát cho mình khỏi những bế tắc của cuộc đời. Từ Hải còn là người biết thấu hiểu và đáp ứng nỗi lòng của Kiều, ông sẵn sàng hy sinh để giúp nàng gặp lại người thân, gia đình của mình. Tác phẩm đã thành công vẽ nên hình ảnh một anh hùng đích thực trong lòng độc giả, đồng thời vẫn giữ được sự nhân văn và từ bi của nhân vật này. Anh hùng Từ Hải đã trở thành một biểu tượng văn hóa, một bậc anh hùng đại diện cho lòng từ bi và tinh thần đấu tranh chống lại bất công.
6. Giá trị nội dung
- Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.
7. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng các từ Hán Việt đã góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Anh hùng tiếng đã gọi rằng
1. Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều
- Cách xưng hô của Thúy Kiều:
+ Khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác: Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên.
- Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: “Trộm nhờ sấm sét ra tay”, “Dế đem gan óc đền nghì trời mây”.
=> Từ Hải hiện lên như một người anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp, xem hành động ra oai “sấm sét” của mình giúp Kiều báo ân báo oán là “việc nhà”, là chuyện gia đình…cùng là để Kiều sớm gặp lại gia đình, gặp lại song thân ànhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...
2. Vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công
+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.
+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".
+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy”gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh Kí