Bài tập toán về dạng toán chuyển động trên cạn giả bài toán bằng cách lập hệ phân tích

1900.edu.vn dưới thiệu tới bạn đọc Bài tập toán về dạng toán chuyển động trên cạn giả bài toán bằng cách lập hệ phân tích bao gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho học sinh tham khảo. Từ đó giúp các em học sinh học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Mời các em tham khảo:

Bài tập 1: Một ô tô đi từ A và dự định đến B lúc 12 giờ trưa. Nếu xe chạy với vận tốc 35 km/h thì sẽ đến B chậm 2 giờ so với dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm 1giờ so với dự định. Tính độ dài quãng đường AB và thời điểm xuất phát của ô tô tại A?

Hướng dẫn:

Gọi thời điểm xuất phát của ô tô tại A là x (giờ) (0 < x <12)

=> Thời gian dự định đi từ A đến B là 12 – x (giờ)

          Độ dài quãng đường AB là y (km) (y > 0)

 

S V t

Dự định

Y

 

12 – x

Thực tế 1

Y

35

y/35

Thực tế 2 y 50

y/50

Phương trình: y/35 – (12 – x) = 2     (1)

                        (12 – x) – y/50 = 1     (2)

Bài tập 2: Một xe ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ, nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10 km thì đến nơi chậm nhất 5 giờ. Tính vận tốc của xe lúc đầu, thời gian dự định và chiều dài quãng đường AB?

Hướng dẫn

 

S V t

Dự định

x y

x/y

Thực tế 1

x y + 10

x/(y + 10)

Thực tế 2 x y – 10

x/(y – 10)

Phương trình :

x/y – x/(y+10) = 3

x/(y+10) – x/y = 5

Bài tập 3: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 120 km với vận tốc dự định trước. Sau khi được 1/3 quãng đường AB người đó tăng vận tốc thêm 10 km/h trên quãng đường còn lại. Tìm vận tốc dự định và thời gian xe lăn bánh trên đường, biết rằng người đó đến B sớm hơn dự định 24 phút.

Hướng dẫn

Đổi 24 phút = 2/5 (giờ)

 

S V t

Dự định

120 x 120/x
Thực tế 1 120/3 = 40 x

40/x

Thực tế 2 120 – 40 = 80 x + 10

80/(x+10)

Thời gian xe lăn bánh là: 40/x + 80/(x + 10)

Phương trình: 120/x – [40/x + 80/(x + 10)] = 2/5

  • Bài tập rèn luyện chuyển động của một vật không nghỉ

Bài tập 1: Một ô tô dự định đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 50km/h. Sau khi đi được 2/3 quãng đường với vận tốc đó, vì đường khó đi nên người lái xe phải giảm vận tốc mỗi giờ 10km trên quãng đường còn lại. Do đó ô tô đến tỉnh B chậm hơn 30 phút so với dự định. Tính quãng đường AB.

Bài tập 2: Một ô tô đi từ A đến B với một vận tốc xác định và trong một thời gian đã định. Nếu vận tốc ô tô giảm 10 km/h thì thời gian tăng 45 phút. Nếu vận tốc ô tô tăng 10 km/ h thì thời gian giảm 30 phút. Tính vận tốc và thời gian dự định đi của ô tô.

Bài tập 3: Một chiếc ca nô dự định đi từ A đến B trong một thời gian dự định, nếu vận tốc ca nô tăng 3 km/h thì đến B sớm hơn 2 giờ, nếu vận tốc ca nô giảm 3 km/h thì đến B chậm hơn 3 giờ. Tính chiều dài khúc sông AB và thời gian dự định đi từ A đến B?

b. Dạng chuyển động của một vật từ A đến B, nghỉ ở B (hoặc không), rồi từ B về A.

  • Lý thuyết
Lý thuyết giải bài toán chuyển động của một vật có thời gian nghỉ
Lý thuyết giải bài toán chuyển động của một vật có thời gian ngh
  • Bài tập chuyển động của một vật có thời gian nghỉ hoặc không có đáp án

Bài tập 1: Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc dài 4 km và một đoạn xuống dốc dài 5 km. Một người đi xe đạp từ A đến B hết 40 phút và đi từ B đến A hết 41 phút (vận tốc lên dốc, xuống dốc lúc đi và về như nhau). Tính vận tốc lúc lên dốc, lúc xuống dốc?

Hướng dẫn

Đổi 40 phút = 2/3 (giờ) ; 41 phút = 41/60 (giờ).

 

S V t

Lúc đi

Lên dốc 4 km x

4/x

Xuống dốc

5 km y

5/y

Lúc về

Lên dốc

5 km x

5/x

Xuống dốc 4 km y

4/y

Phương trình:

4/x + 5/y = 2/3

5/x + 4/y = 41/60

Bài tập 2: Quãng đường từ A đến B dài 90 km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi đến B, người đó nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 9 km/h. Thời gian kể từ lúc bắt đầu đi từ A đến lúc trở về đến A là 5 giờ. Tính vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B.

Hướng dẫn:

Đổi 30 phút = 1/2 (giờ)

 

S V t

Lúc đi

90 x 90/x
Nghỉ tại B  

1/2

Lúc về 90 x + 9

90/(x + 9)

Phương trình: 90/x + 90/(x+9) + 1/2 = 5

  • Bài tập rèn luyện

Bài tập 1: Một ca nô chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108 Km và ngược dòng 63 Km. Một lần khác, ca nô đó cũng chạy trong 7 giờ, xuôi dòng 81 Km và ngược dòng 84 Km . Tính vận tốc dòng nước chảy và vận tốc riêng ( thực ) của ca nô?

Bài tập 2: Một canô xuôi một khúc sông dài 90 km rồi ngược về 36 km. Biết thời gian xuôi dòng sông nhiều hơn thời gian ngược dòng là 2 giờ và vận tốc khi xuôi dòng hơn vận tốc khi ngược dòng là 6 km/h. Hỏi vận tốc canô lúc xuôi và lúc ngược dòng.

Bài tập 3. Một ca nô ngược dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 20 km/h, sau đó lại xuôi từ bến B trở về bến A. Thời gian ca nô ngược dòng từ A đến B nhiều hơn thời gian ca nô xuôi dòng từ B trở về A là 2 giờ 40 phút. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B. Biết vận tốc dòng nước là 5 km/h, vận tốc riêng của ca nô lúc xuôi dòng và lúc ngược dòng bằng nhau.

Bài tập 4: Một canô xuôi từ bến sông A đến bến sông B với vận tốc 30 km/h, sau đó lại ngược từ B trở về A. Thời gian xuôi ít hơn thời gian đi ngược 1 giờ 20 phút. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B. Biết rằng vận tốc dòng nước là 5 km/h và vận tốc riêng của canô lúc xuôi và lúc ngược bằng nhau.

Bài tập 5: Một ca nô xuôi dòng trên một khúc sông từ bến A đến bến B dài 80 km, sau đó lại ngược dòng đến địa điểm C cách bến B 72 km. Thời gian ca nô xuôi dòng ít hơn thời gian ngược dòng là 15 phút. Tính vận tốc riêng của ca nô biết vận tốc của dòng nước là 4km/h.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!