Agirofen - Thuốc giảm đau - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Agirofen là thuốc giảm đau và chống viêm từ nhẹ đến vừa: trong một số bệnh như đau đầu, đau răng. Vậy thuốc Agirofen được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Agirofen

Thuốc Agirofen có thành phần chính là Ibuprofen  

  • Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
  • Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên ít dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần.
  • Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh và tác dụng chống viêm xuất hiện tối đa sau 2 ngày điều trị.
  • Cơ chế tác dụng chống viêm của Ibuprofen là ức chế tổng hợp các chất trung gian hoá học gây viêm đặc biệt là prostaglandin bằng cách ứcchế enzym cyclooxygenase(COX) là enzym tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra thuốc còn đối kháng hệ enzym phân huỷ protein, ngăn cản qua trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hoá hoạc như bradykinin, serotonin, histamin, ức chế hoá hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức bị viêm.
  • Cơ chế tác dụng giảm đau của Ibuprofen cũng như các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác, chúng có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tích cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như Bradykinin, serotonin...
  • Tác dụng chống kết tập tiểu cầu yếu hơn aspirin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Agirofen

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau

Viên nén dài bao phim 600mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi 1 viên chứa: 

  • Ibuprofen 600mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: đang cập nhật 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Agirofen

Agiremid  điều trị đau đầuAgiremid  điều trị đau đầu

Chỉ định

Thuốc Agiremid chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau và chống viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như đau đầu, đau răng. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau đại phẫu thuật hay đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
  • Hạ sốt ở trẻ em.
  • Chứng còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, dưới 34 tuần.
  • Đau bụng kinh. 

Chống chỉ định

Thuốc Agiremid chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với ibuprofen.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Quá mẫn với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
  • Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
  • Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
  • Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
  • Người bệnh mắc một trong nhóm bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn; cần chú ý là tất cả người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
  • Ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng đang có chảy máu như chảy máu dạ dày, xuất huyết trong sọ và trẻ có giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.
  • Trẻ sơ sinh có nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn chưa được điều trị. Trẻ sơ sinh thiếu tháng nghi ngờ viêm ruột hoại tử.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Agirofen

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

  • Giảm đau và hạ sốt: Liều khởi đầu 200 - 400mg; lặp lại liều này mỗi 4 - 6 giờ nếu cần. Không vượt quá 1200mg/ngày.
  • Thấp khớp: Liều tấn công 2400mg/ngày.
  • Liều duy trì: 1200 - 1600mg/ngày.
  • Ðau bụng kinh: 400mg, 3 - 4 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ của thuốc Agirofen

Sử dụng Agiremid có thể gây mẩn ngứaSử dụng Agiremid có thể gây mẩn ngứa

Thường gặp, ADR >1/100

  • Toàn thân: Sốt, mỏi mệt.
  • Tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn, nôn.
  • TKTW: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn.
  • Da: Mẩn ngứa, ngoại ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển.
  • TKTW: Lơ mơ, mất ngủ, ù tai.
  • Mắt: Rối loạn thị giác.
  • Tai: Thính lực giảm.
  • Máu: Thời gian máu chảy kéo dài.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Phù, nổi ban, hội chứng Stevens - Johnson, rụng tóc, hạ natri.
  • TKTW: Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn và hôn mê, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc.
  • Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.
  • Tiêu hóa: Rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan. Viêm ruột hoại tử, hội chứng Crohn, viêm tụy.
  • Tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
  • Da: Nhạy cảm với ánh sáng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn cảm nhận màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen.
  • Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa
  • Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc Agirofen

Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi. 

Ibuprofen có thể làm các enzym transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.

Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.

Ibuprofen ức chế kết tập tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.

Cần theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng ibuprofen lâu dài. Nồng độ ALT huyết tương là chỉ số nhạy nhất để đánh giá nguy cơ làm giảm chức năng gan của thuốc chống viêm không steroid.

Cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân suy giảm chức năng thận khi sử dụng ibuprofen.

Ở người có acid phenylpyruvic niệu (như thiếu enzym phenylalanin hydroxylase) và những người phải hạn chế sử dụng phenylalanin nên thận trọng khi dùng biệt dược Motrin viên nhai có chứa aspartam (chất chuyển hóa qua đường tiêu hóa tạo thành 3 hoặc 6mg phenylalanin với mỗi viên 50mg hoặc 100mg) và viên nhai Advil Chidren và Advil Junior cho trẻ em chứa aspartam (chuyển hóa tạo 2,1mg và 4,2mg phenylalanin ở mỗi viên).

Cần theo dõi chặt chẽ nguy cơ chảy máu khi dùng ibuprofen ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Thận trọng khi sử dụng ibuprofen ở trẻ sơ sinh thiếu tháng có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn chưa được kiểm soát đầy đủ.

Khi sử dụng ibuprofen có thể làm tăng huyết áp hoặc làm nặng hơn bệnh tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch. Ibuprofen làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng do huyết khối. Nguy cơ biến cố tim mạch của ibuprofen tăng ở bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để giảm thiểu các biến cố tim mạch nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất. Bệnh nhân cần được thông tin về các triệu chứng độc tính nghiêm trọng trên tim mạch (đau ngực, khó thở, yếu, nói khó) và hướng dẫn xử trí khi các triệu chứng này xảy ra.

Ibuprofen nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có ứ dịch, suy tim vì đã có báo cáo về tác dụng phụ ứ dịch và phù xảy ra khi sử dụng các thuốc này.

Cần thận trọng vì tác dụng hạ nhiệt và chống viêm của ibuprofen có thể che mờ các dấu hiệu và triệu chứng viêm của các bệnh khác.

Ibuprofen nên thận trong khi sử dụng ở bệnh nhân tăng bilirulin toàn phần vì nguy cơ foribuprofen thay thế bilirubin trong liên kết với albumin.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có thông tin.

Thời kỳ mang thai 

Ibuprofen có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Ibuprofen cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Ibuprofen ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Do ức chế tổng hợp prostaglandin nên có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch của thai.

Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.

Thời kỳ cho con bú

Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Các nhà sản xuất vẫn khuyến cáo không nên dùng ibuprofen trong thời gian cho con bú vì nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

Tương tác thuốc Agirofen

Không phối hợp thuốc với:

Các thuốc kháng viêm không steroid khác, bao gồm các salicylat liều cao: nguy cơ khả năng gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa do tác dụng cộng lực.

Các thuốc kháng đông đường uống, heparin tiêm và ticlopidin: làm tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng tiểu cầu và làm suy yếu niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Lithium: tăng lithium máu.

Methotrexat: tăng độc tính về huyết học của chất này, đặc biệt khi dùng methotrexat với liều trên 15 mg/tuần.

Các sulfamid hạ đường huyết: tăng hiệu quả hạ đường huyết.

Thận trọng khi phối hợp thuốc với:

Các thuốc lợi tiểu: nguy cơ gây suy thận cấp ở những bệnh nhân bị mất nước do giảm độ lọc tiểu cầu.

Nên cân nhắc khi phối hợp với các thuốc điều trị cao huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, lợi tiểu): giảm tác dụng các thuốc này do ức chế prostaglandin dãn mạch. Digoxin: làm gia tăng nồng độ digoxin trong máu.

Bảo quản thuốc Agirofen

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Làm gì khi dùng quá liều?

Có ít thông tin về xảy ra độc tính cấp với ibuprofen. ADR do quá liều ibuprofen thường phụ thuộc vào lượng thuốc uống và thời gian uống. Tuy nhiên vì sự đáp ứng với thuốc là khác nhau nên quá liều phải đánh giá trên từng cá thể.

Các triệu chứng về quá liều ibuprofen đã được báo cáo gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn, thờ ơ và ngủ gà, có thể xảy ra đau đầu, cơn co cứng, ức chế TKTW, co giật, hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh và rung nhĩ. Có báo cáo nhưng hiếm về nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng kali huyết, ngừng thở (chủ yếu ở trẻ nhỏ), ức chế hô hấp và suy hô hấp.

Có sự liên quan rất ít giữa nồng độ ibuprofen trong máu và các phản ứng nghiêm trọng xảy ra khi quá liều ibuprofen.

Ở trẻ em tính liều theo trọng lượng cơ thể có thể giúp dự đoán trước nguy cơ độc tính nhưng nên đánh giá trên từng cá thể. Một nhà sản xuất và một số nhà lâm sàng khuyến cáo rằng liều dưới 100 mg/kg ít xảy ra độc tính ở trẻ em. Liều 100 - 400 mg/kg cần uống khi đói và theo dõi trẻ tại cơ sở y tế 4 giờ sau khi uống thuốc.

Với liều trên 400 mg/kg cần can thiệp bằng thuốc ngay lập tức, theo dõi chặt chẽ, điều trị hỗ trợ, không khuyến cáo sử dụng các thuốc gây nôn do nguy cơ gây co giật và hít vào dạ dày.

Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: Rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng: Thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu. Cần phải theo dõi, kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!