Agimosarid - Điều trị các triệu chứng dạ dày - Cách dùng

Agimosarid là thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng dạ dày – ruột kết hợp chứng khó tiêu chức năng, với thành phần có trong thuốc giúp cải thiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn hiệu quả, thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm. Vậy thuốc Agimosarid được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Agimosarid

Thành phần thuốc Agimosarid: Mosaprid citrat 5mg

Mosaprid là dẫn xuất thay thế của benzamid có tác động ở dạ dày, do đó tăng cường lưu thông dạ dày - ruột và làm rỗng dạ dày.

Cơ chế tác động: Thuốc là đồng vận chọn lọc của thụ thể 5-HT. Nó kích thích thụ thể 5-HT của đầu tận cùng thần kinh dạ dày - ruột, làm tăng tiết acetylcholin, dẫn đến gia tăng lưu thông dạ dày - ruột và làm rỗng dạ dày.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Agimosarid

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Viên nén: 

Mỗi 1 viên

  • Mosaprid citrat 5mg 
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: 3.000 VNĐ/viên.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Agimosarid

Chỉ định

Aginosaarid điều trị các triệu chứng dạ dày – ruột, ợ nóng, buồn nônAginosaarid điều trị các triệu chứng dạ dày – ruột, ợ nóng, buồn nôn

  • Điều trị các triệu chứng dạ dày-ruột kết hợp khó tiêu chức năng (viêm dạ dày mạn tính), ợ nóng, buồn nôn/nôn.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Chảy máu đường tiêu hóa, tắc cơ học đường tiêu hóa.
  • Thủng đường tiêu hóa hoặc bị nguy hiểm khi kích thích vận động đường tiêu hóa.
  • Dùng đồng thời ketoconazol, itraconazol, miconazol, fluconazol, erythromycin, clarithromycin, troleandomycin và ritonavir.
  • Người đã có khoảng Q-T kéo dài hoặc có nguy cơ bị kéo dài khoảng Q-T.

 Liều lượng và cách sử dụng thuốc Agimosarid

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng đường uống.
  • Uống trước hoặc sau khi ăn

Liều lượng

Đối với người lớn: 3 viên/ ngày chia làm 3 lần 

Tác dụng phụ của thuốc Agimosarid

Sử dụng thuốc Agimosarid có thể gây tăng men ganSử dụng thuốc Agimosarid có thể gây tăng men gan

  • Thường gặp:
    • Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khô miệng.
    • Gan: Tăng enzym gan.
    • Thần kinh: Nhức đầu, choáng váng, hoa mắt.
    • Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu.
    • Tăng triglycerid.
  • Ít gặp:
    • Toàn thân: Đau đầu thoáng qua, chóng mặt.
    • Tiêu hóa: Buồn nôn.
    • Hiếm gặp, ADR < 1/1.000
    • Toàn thân: Phản ứng quá mẫn, đỏ bừng da, ngứa, thở ngắn, sưng mặt.
    • Hệ thần kinh trung ương: Triệu chứng ngoài bó tháp, cơn động kinh.
    • Nội tiết: Bệnh to vú ở đàn ông, tiết nhiều sữa.
    • Gan: Tăng enzym gan.
    • Tiết niệu: Tiểu tiện nhiều lần.
  • Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.

 Lưu ý khi dùng thuốc Agimosarid

  • Người mang thai, người cho con bú, trẻ đẻ non, có triệu chứng tắc cơ học.
  • Khi kích thích đường tiêu hóa có thể bị nguy hiểm như tắc, thủng và chảy máu đường tiêu hóa.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân: Suy tim, loạn nhịp thất (bao gồm xoắn đỉnh), khiếm khuyết dẫn truyền, thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn điện giải, giảm kali huyết, dùng đồng thời với các chất làm giảm nhanh kali huyết (furosemid), suy gan thận.
  • Cần thận trọng khi dùng mosaprid cùng lúc với các thuốc gây kéo dài khoảng cách Q-T (procainamid, quinidin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng).
  • Những thông số cần theo dõi:
  • Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh khi bắt đầu và khi ngừng điều trị vì thuốc có khoảng điều trị hẹp.
  • Ở những người bệnh đang uống thuốc chống đông, theo dõi thời gian prothrombin trong vài ngày khi bắt đầu điều trị hoặc khi ngừng mosaprid.

Lái xe và vận hành máy móc

  • Vì thuốc có thể gây nhức đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt nên có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

  • Mosaprid gây độc với bào thai chuột cống và thỏ. Chưa có đủ nghiên cứu trên người mang thai. Chỉ nên dùng mosaprid cho người mang thai khi hiệu quả điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai.
  • Mosaprid được bài tiết qua sữa mẹ, vậy nên thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Tác dụng trên trẻ em chưa được rõ.

Tương tác thuốc Agimosarid

Thuốc

  • Mosaprid làm tăng tác dụng an thần của các benzodiazepin và rượu.
  • Sự tăng đẩy nhanh thức ăn khỏi dạ dày có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu (tăng hoặc giảm) những thuốc uống khác.
  • Mosaprid có thể làm tăng thời gian đông máu ở người bệnh uống các thuốc chống đông.
  • Những thuốc ức chế CYP3A4 ở gan có thể làm tăng đáng kể nồng độ mosaprid huyết thanh và làm kéo dài khoảng Q-T, dẫn đến loạn nhịp thất, xoắn đỉnh và thậm chí có thể tử vong.
  • Warfarin, diazepam, cimetidin, ranitidin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, erythromycin, và các macrolid và các chất chống nấm triazol như ketoconazol hoặc miconazol làm tăng nồng độ mosaprid.
  • Thuốc kháng cholinergic: Mosaprid có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng cholinergic. Do đó, nếu dùng chung với các thuốc kháng cholinergic, nên uống các thuốc này cách nhau một thời gian.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bảo quản thuốc Agimosarid

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc  ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa. 

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!