90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ Toán 10 bộ sách Kết nối tri thức. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 10, giải bài tập Toán 10 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Kiến thức cần nhớ

1. Giá trị lượng giác của một góc

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nửa đường tròn tâm O, bán kính R = 1 nằm phía trên trục hoành được gọi là nửa đường tròn đơn vị.

Cho trước một góc α, 0° ≤ α ≤ 180°. Khi đó, có duy nhất điểm M(x0; y0) trên nửa đường tròn đơn vị để xOM^=α.

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Định nghĩa tỉ số lượng giác của một góc từ 0o đến 180o

Với mỗi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), gọi M(x0; y0) là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho  xOM^=α. Khi đó:

+ sin của góc α là tung độ y0 của điểm M, được kí hiệu là sin α;

+ côsin của góc α là hoành độ x0 của điểm M, được kí hiệu là cos α;

+ Khi α ≠ 90° (hay x0 ≠ 0), tang của α là y0x0, được kí hiệu là tan α;

+ Khi α ≠ 0° và α ≠ 180° (hay y0 ≠ 0), côtang của α là x0y0, được kí hiệu là cot α.

- Từ định nghĩa trên ta có:

tanα =sinαcosα(α90°);cotα=cosαsinα(α0° α180°);tanα=1cotα (α{0°;90°;180°})

- Bảng giá trị lượng giác (GTLG) của một số góc đặc biệt:

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý: Kí hiệu || chỉ giá trị lượng giác tương ứng không xác định.

Ví dụ: Tìm các giá trị lượng giác của góc 120°.

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gọi M là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=120o. Gọi N, K tương ứng là hình chiếu vuông góc của M lên các trục Ox, Oy.

Do xOM^=120o và xOK^=90onên KOM^=30ovà MON^=60o.

Từ bảng GTLG của một số góc đặc biệt:

Ta có: cos 60o = 12 và cos 30o = 32

Các tam giác MOK và MON là các tam giác vuông với cạnh huyền bằng 1

Suy ra ON = cosMON^.OM = cos60o.1 = 12 và OK = cosMOK^.OM = cos30o.1 = 32

Mặt khác, do điểm M nằm bên trái trục tung nên M12;32

Theo định nghĩa giá trị lượng giác ta có:

sin 120o = 32

cos 120o =  12

tan 120o = sin120ocos120o=3

cot 120o = cos120osin120o=13.

Vậy sin 120o = 32; cos 120o =  12; tan 120o = 3; cot 120o = 13.

- Ta có thể dùng máy tính bỏ túi để tính giá trị gần đúng của các giá trị lượng giác của một góc.

Ví dụ:

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Ta cũng có thể tìm được góc khi biết một giá trị lượng giác của góc đó.

Ví dụ:

 

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

+ Khi tìm x biết sin x, máy tính chỉ đưa ra giá trị x ≤ 90°.

+ Muốn tìm x khi biết cos x, tan x, ta cũng làm tương tự như trên, chỉ thay phím Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1) tương ứng bởi phím Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1).

2. Mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau

Đối với hai góc bù nhau, α và 180° – α, ta có:

sin (180° – α) = sin α;

cos (180° – α) = – cos α;

tan (180° – α) = – tan α  (α ≠ 90°);

cot (180° – α) = – cot α  (0° < α < 180°).

Chú ý:

- Hai góc bù nhau có sin bằng nhau; có côsin, tang, côtang đối nhau.

Ví dụ: Tính các giá trị lượng giác của góc 135°.

Hướng dẫn giải

Ta có 135° + 45° = 180°, vì vậy góc 135° và góc 45° là hai góc bù nhau:

Suy ra:

sin135° = sin45° = 22

cos135° = – cos45° = 22

tan135° = – tan45° = –1

cot135° = – cot45° = –1

Vậy sin135° = 22; cos135° = 22; tan135° = –1 ; cot135° = –1.

- Hai góc phụ nhau có sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Ví dụ:

Ta có  30° + 60° = 90° nên góc 30° và góc 60° là hai góc phụ nhau.

Khi đó:  

sin30° = cos60° = 12

tan30° = cot60° = 33.

Các dạng bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

1. Hệ thống bài tập

Dạng 1. Tính các giá trị biểu thức lượng giác.

Phương pháp giải

+ Sử dụng định nghĩa giá trị lượng giác của một góc.

+ Sử dụng tính chất và bảng giá trị lượng giác đặc biệt.

+ Sử dụng các hệ thức lượng giác cơ bản.

Dạng 2. Tính giá trị của một biểu thức lượng giác, khi biết trước một giá trị lượng giác.

Phương pháp giải

+ Dựa vào các hệ thức lượng giác cơ bản.

+ Dựa vào dấu của giá trị lượng giác.

+ Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.

Dạng 3. Chứng minh các đẳng thức, rút gọn các biểu thức lượng giác.

Phương pháp giải

+ Sử dụng các hệ thức lượng giác cơ bản.

+ Sử dụng tính chất của giá trị lượng giác.

+ Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.

2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm

Dạng 1. Dấu của các giá trị lượng giác. Giá trị lượng giác.

Dạng 2. Cho biết một giá trị lượng giác, tính các giá trị lượng giác còn lại.

Dạng 3. Chứng minh, rút gọn biểu thức lượng giác.

Dạng 4. Tính giá trị biểu thức lượng giác.

Bài tập (có đáp án)

1. Bài tập vận dụng

B1. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho góc α, biết sin α = 22. Tính giá trị của biểu thức A = 4sin2 α + 3cos2 α.

Hướng dẫn giải

Ta có:

A = 4sin2 α + 3cos2 α = (3sin2 α + 3cos2 α) + sin2 α = 3  (sin2 α + cos2 α) + sin2 α

Vì cos2 α  + sin α  = 1 và sin α = 22.

Thay vào A ta có:  A = 3. 1 + 222 = 72;

Vậy A = 72.

Bài 2. Cho A=3sinαcosαsinα+cosα và tan α = 2. Chứng minh A=742. 

Hướng dẫn giải

Ta có: tanα=sinαcosα=2sinα=2cosα

Suy ra A=3sinαcosαsinα+cosα

=32cosαcosα2cosα+cosα 

=(321)cosα(2+1)cosα

=3212+1=321212+121=742

Vậy A= 7 –  42.

Bài 3. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) 3sin150° + tan135° + cot45°

b) cot135° – tan60°. cos230°

Hướng dẫn giải

a) 3sin 150° + tan 135° + cot 45°

= 3.sin(180° – 30°) + tan(180° – 45°) + cot 45°

= 3.sin30° –  tan45° + cot45°

= 3 . 12 + (-1) + 1 = 32.

b) cot 135° – tan 60°. cos2 30°  

= cot(180° – 45°) – tan60°.cos230°

= – cot45° – tan60°.cos230°

= (– 1) – 3.3224+334.

B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Biết tanα = 2, giá trị của biểu thức M=3sinα2cosα5cosα+7sinα

bằng:

A. 49;

B. 419;

C. 419;

D. 49.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cách 1: Vì cos α ≠ 0 nên chia cả tử và mẫu của M cho cosα ta có:

M=3sinαcosα25+7sinαcosα=3.tanα25+7.tanα=3.225+7.2=419.

Cách 2: Ta có: tanα=2sinαcosα=2cosα0sinα=2cosα, thay sinα = 2cosα vào M ta được M=3.2cosα2cosα5cosα+7.2cosα=4cosα19cosα=419.

Bài 5. Cho cosα=45 và góc α thỏa mãn 90° < α < 180°. Khi đó.

A. cotα=43;

B. sinα=35;

C. tanα=45.

D. sinα=35.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có: sin2α + cos2α = 1

 sin2α = 1 – cos2α  = 1 – 452= 1 – 1625925.

 sinα=35sinα=35

Vì 90° < α < 180° nên sinα > 0. Do đó sinα=35 

 tanα = sinαcosα=34, cotα = cosαsinα=43.

Vậy đáp án đúng là B.

Bài 6. Nếu 3cosx + 2 sinx = 2 và sinx < 0  thì giá trị đúng của sinx là:

A. 513;

B. 713;

C. 913;

D. 1213.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: 3cosx + 2 sinx = 2

(3cosx + 2 sinx)2 = 4

9cos2x + 12cosx.sinx + 4sin2x = 4(sin2x + cos2x)

5cos2x + 12cosx.sinx = 0

cosx(5cosx + 12sinx) = 0

cosx=05cosx+12sinx=0

Với cosx = 0sinx = 1 loại vì sinx < 0.

Với 5cosx + 12sinx = 0, ta có hệ phương trình: 5cosx+12sinx=03cosx+2sinx=2sinx=513cosx=1213.

Vậy sinx=513.9

2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn (46 trang)

Xem thêm các dạng bài tập toán hay khác:

150 Bài tập phương trình đường thẳng (2024) có đáp án

2000 Bài tập Toán 10 phương pháp tọa độ trong mặt phẳng (có đáp án năm 2023)

250 Bài tập đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án năm 2023)

90 Bài tập về Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, góc và khoảng cách (2024) có đáp án

100 Bài tập về Phương trình quy về phương trình bậc hai (có đáp án năm 2023)

90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 1)
Trang 1
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 2)
Trang 2
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 3)
Trang 3
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 4)
Trang 4
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 5)
Trang 5
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 6)
Trang 6
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 7)
Trang 7
90 Bài tập giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!