8 biện pháp cầm máu hiệu quả tại nhà và cách phòng ngừa

Chấn thương dẫn đến chảy máu rất phổ biến và ngay cả những vết thương nhỏ như vết cắt hay vết xước gây ra cũng cần phải được cầm máu.

Video 8 cách cầm máu vết thương tại nhà hiệu quả nhất

Thường thì những vết thương này có thể được xử trí tại nhà, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách thực hiện điều này một cách an toàn. Trước khi xử trí vết thương, bạn nên rửa tay và đeo găng tay cao su nếu có thể.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 8 biện pháp khắc phục tại nhà giúp cầm máu nếu bị nhẹ.

Thực hiện ép lực

Ấn mạnh và liên tục lên vết thương là cách tốt nhất để cầm máu (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)Ấn mạnh và liên tục lên vết thương là cách tốt nhất để cầm máu  (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)

Ấn lên vết thương là cách tốt nhất để cầm máu.

Đặt một miếng băng, khăn hoặc vải sạch và khô lên vết thương và dùng cả hai tay ấn lên vị trí này.

Ấn mạnh và liên tục cho đến khi máu ngừng chảy.

Thả tay để kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa quá sớm có thể cản trở quá trình lành của vết thương.

Nâng cao khu vực bị ảnh hưởng

Giảm lưu lượng máu đến cũng sẽ giúp cầm máu, vì vậy hãy nâng cao vùng bị thương nếu có thể.

Nếu chấn thương ở bàn tay hoặc cánh tay, chỉ cần nâng nó lên trên đầu. Còn nếu chấn thương ở chi dưới, hãy nằm xuống và nâng vùng bị thương lên trên mức của tim.

Dùng đá

Chườm đá lên vết thương sẽ làm co mạch máu, giúp cục máu đông hình thành nhanh hơn và cầm máu.

Cách tốt nhất là bạn nên bọc đá vào một miếng vải sạch và khô rồi đặt lên vết thương.

Trà

Trà là một loại dược phẩm phổ biến để điều trị chảy máu sau khi chữa răng. Đặt một túi trà đen đã ngâm nước và để nguội trong tủ lạnh lên vết thương.

Sử dụng trà có tác dụng là vì trà có chứa chất tannin có tác dụng cầm máu (tức là làm cho máu đông lại).

Tanin chứa chất làm se, làm co mạch máu. Đây cũng là một loại chất khử trùng tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương không bị nhiễm trùng.

Dầu khoáng

Dầu khoáng có thể được sử dụng trên vết cắt nông để làm chậm chảy máu (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)Dầu khoáng có thể được sử dụng trên vết cắt nông để làm chậm chảy máu 
(nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)

Nhiều loại mỹ phẩm như son dưỡng môi và các sản phẩm Vaseline có chứa dầu khoáng. Chúng chứa một hỗn hợp các loại dầu và sáp có thể được sử dụng để bảo vệ da.

Những người hâm mộ quyền anh và võ thuật có thể đã nhìn thấy vết xước của võ sĩ được xử lý bằng dầu khoáng. Nó cũng có thể được sử dụng như một phương thuốc tự chế giúp cầm máu.

Dầu khoáng được sử dụng tốt nhất để cầm máu do vết cắt nông. Lau khô da trước và làm sạch vết thương để loại bỏ hết các chất còn sót lại sau khi máu đã ngừng chảy.

Nước hạt phỉ 

Phỉ là một loại cây bụi ở Bắc Mỹ và nước từ hạt của chúng có bán sẵn ở các hiệu thuốc, một số cửa hàng tạp hóa và bán trực tuyến.

Nó được biết đến với công dụng cầm máu bên ngoài bằng cách bôi vào vết thương. Quan trọng là phải sử dụng hạt phỉ đã chưng cất và mua nó từ một nguồn có uy tín, vì Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không có quy định về các loại thuốc bổ sung.

Chất chống mồ hôi

Ngoài việc thu nhỏ các tuyến mồ hôi, nhôm clorua trong chất chống mồ hôi cũng có thể làm co mạch máu để giúp vết thương đông lại.

Trong một nghiên cứu năm 2015, nhôm clorua đã được chứng minh là một cách nhanh chóng và hiệu quả để kiểm soát chảy máu ngoài da nếu bị nhẹ.

Nước súc miệng

Chất cồn trong nước súc miệng hoạt động như một chất làm se và khi bôi chúng lên vết thương sẽ giúp máu đông nhanh hơn.

Ngoài ra, axit aminocaproic (Amicar) có thể giúp điều trị chảy máu trong miệng khi chữa răng. Tuy nhiên, cố gắng không súc chất lỏng trong miệng, vì điều này có thể đánh bật cục máu đông ra ngoài.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Làm sạch vết thương, ngay cả khi máu đã ngừng chảy có thể ngăn ngừa nhiễm trùng (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)Làm sạch vết thương, ngay cả khi máu đã ngừng chảy có thể ngăn ngừa nhiễm trùng 
(nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)

Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, vẫn cần phải giữ vết thương sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Rửa sạch vết thương bằng nước mát và dùng xà phòng rửa vùng xung quanh. Tránh để xà phòng tràn vào vết thương.

Nếu có thể, hãy dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn bên trong vết thương. Lưu ý là phải rửa sạch nhíp bằng cồn trước khi sử dụng.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Một số kiểu chảy máu sau đây có thể đe dọa đến tính mạng:

  • Máu phun ra từ vết thương
  • Máu không ngừng chảy ra từ vết thương
  • Máu chảy nhiều đến mức tạo thành vũng trên mặt đất
  • Quần áo đẫm máu
  • Băng thấm đầy máu
  • Tổn thương mất tất cả hoặc một phần của cánh tay, chân
  • Khi người bị chảy máu trở nên lú lẫn hoặc bất tỉnh

Trong những trường hợp này, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức bằng cách gọi cấp cứu.

Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Vết thương có thể cần phải khâu lại
  • Chất bẩn không thể được loại bỏ một cách dễ dàng
  • Có thể bị chảy máu bên trong hoặc sốc
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Vết thương do động vật hoặc con người cắn
  • Không tiêm phòng uốn ván trong 5 năm qua

Chảy máu không kiểm soát do chấn thương gây tử vong là nguyên nhân đơn giản nhất mà bạn có thể dễ dàng ngăn chặn được. Do đó, biết cách cầm máu hoặc kiểm soát chảy máu là rất quan trọng.

Hầu hết các trường hợp chảy máu nhẹ có thể được cầm máu tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Khi máu đã ngừng chảy, các vết thương nhỏ nên được băng lại để tránh nhiễm trùng.

Xem Thêm:

Câu hỏi liên quan

Một số cách cầm máu khi bị đứt tay đơn giản, bao gồm: Cách cầm máu khi bị đứt tay bằng bột nghệ, Cách cầm máu khi bị đứt tay bằng kem đánh răng, Giấm trắng, Cách cầm máu khi bị đứt tay bằng cà phê rang xay,...
Xem thêm
Cách xử trí cầm máu khi bị băng huyết khác nhau tùy nguyên nhân. Theo đó, có các biện pháp chung như sau: Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt; Sử dụng thuốc co hồi tử cung bao gồm oxytocin, methylergonovine, prostaglandin; Truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu;...
Xem thêm
Những mẹo đơn giản giúp cầm máu sau khi nhổ răng, như sau: Cố định băng gạc ở đúng vị trí, Tuyệt đối không tác động lên vị trí cục máu đông, Nghỉ ngơi sẽ giúp cầm máu sau khi nhổ răng, Không hút thuốc sau khi nhổ răng,...
Xem thêm
Khi bị rong kinh, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc cầm máu. Traneхamiᴄ aᴄid là tһuốᴄ ᴄầm máu kһi bị rong kinһ đượᴄ ᴄấp kһi ᴄó ѕự kê toa ᴄủa báᴄ ѕĩ.
Xem thêm
Một số cách cầm máu khi bị trĩ, bạn có thể tham khảo: Nước ép đu đủ, Cầm máu khi bị trĩ bằng lá trầu không, Sử dụng lá mồng tơi, rau diếp cá, thắt trĩ, tiêm sơ, đốt điện, cắt trĩ theo phương pháp Nilligen, phương pháp Longo, phương pháp Doppler,...
Xem thêm
Khi bị chảy máu cam, bạn nên xử trí như sau: Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước, Không cầm máu quá mạnh, Xịt thuốc thông mũi vào mũi,...
Xem thêm
Cách cầm máu vết thương sâu bạn có thể tham khảo, như: Nâng cao vùng cơ thể có vết thương, Rửa tay thật sạch, Cách cầm máu vết thương sâu, Làm sạch vết thương,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cầm máu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!