70 Bài tập về Từ phổ - đường sức từ (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Từ phổ - đường sức từ Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Từ phổ - đường sức từ

Kiến thức cần nhớ

Từ phổ

Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sát lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - đường sức từ (ảnh 1)

Đường sức từ

1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ

- Dùng bút chì tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường liền nét, biểu diễn đường sức của từ trường (gọi là đường sức từ).

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - đường sức từ (ảnh 1)

- Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - đường sức từ (ảnh 1)

- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

 

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài1: Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (hình 23.1).

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Kim nam châm được thể hiện trong hình 23.1.

Tài liệu VietJack

Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. (hình 23.1)

Bài 2 : Hình 23.2 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên các từ cực của nam châm.

Hình 23.2 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng (ảnh 1)

Lời giải:

Chiều của đường sức từ và các từ cực nam châm được thể hiện trong hình vẽ:

Hình 23.2 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng (ảnh 1)

Bài 3 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ quy ước nào sau đây?

A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm

B. Có độ mau thưa tùy ý

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm

D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm

Lời giải:

A – sai, vì có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

B – sai, vì ở nơi có từ trường mạnh thì các đường sức từ mau hơn, ở nơi có từ trường yếu thì các đường sức từ thưa hơn.

C – sai, vì đường sức từ là những đường cong kín nên không có điểm đầu và điểm kết thúc.

Chọn đáp án D

Bài 4 : Chiều đường sức từ của 2 thanh nam châm được cho trên hình 23.3. Nhìn hình vẽ hãy cho biết tên các từ cực của nam châm

Chiều đường sức từ của 2 thanh nam châm được cho trên hình 23.3 (ảnh 1)

Lời giải:

Dựa vào:

- chiều của đường sức từ, đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

- bên trong nam châm thẳng, chiều đường sức từ đi từ cực Nam đến cực Bắc.

- bên trong nam châm chữ U, chiều đường sức từ đi từ cực Bắc tới cực Nam.

Chiều đường sức từ của 2 thanh nam châm được cho trên hình 23.3 (ảnh 1)

- Trên hình 23.3a: Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.

- Trên hình 23.3b: Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc, đầu 1 của nam châm chữ U là cực Nam.

Bài 5 : Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng chung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm, ghi rõ chiều của đường sức từ và tên từ cực của nam châm.

Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng (ảnh 1)

Lời giải:

Đường sức từ của thanh nam châm được thể hiện trong hình vẽ:

Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng (ảnh 1)

Bài 6 : Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai?

Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai (ảnh 1)

A. Đường 1

B. Đường 2

C. Đường 3

D. Đường 4

Lời giải:

Các đường sức từ phải nằm trong mặt phẳng chứa nam châm.

Chọn đáp án C.

Bài 7 : Trên hình 23.6 lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào là mạnh nhất.

Trên hình 23.6 lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào là mạnh nhất (ảnh 1)

A. Điểm 1.

B. Điểm 2.

C. Điểm 3.

D. Điểm 4.

Lời giải:

Điểm 1 vì càng gần hai từ cực của thanh nam châm thì lực từ tác dụng càng mạnh.

Chọn đáp án A

Bài 8: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó.

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Lời giải:

Chiều của đường sức từ cho ta biết hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

Chọn đáp án B

Bài 9 : Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh

B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở điểm đó có cường độ càng lớn

D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều

Lời giải:

Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.

Chọn đáp án B

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

70 Bài tập về Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân (có đáp án)

70 Bài tập Các tác dụng của ánh sáng (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Sự phân tích ánh sáng trắng (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về quang hình học (có đáp án)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!