70 Bài tập về Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Kiến thức cần nhớ

Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau thì có điện trở khác nhau.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (ảnh 1)

Thí nghiệm kiểm tra

- Để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây, ta sử dụng các dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu và có cùng chiều dài nhưng tiết diện khác nhau.

- Mắc mạch điện như sơ đồ dưới đây, với lần lượt các dây dẫn có tiết diện S1, đường kính tiết diện d1; dây dẫn có tiết diện S2, đường kính tiết diện d2.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (ảnh 1)Lý thuyết Vật lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (ảnh 1)

- Kết luận: Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu tỉ lệ nghịch với tiết diện của mỗi dây.

R1R2=S2S1

Chú ý: Công thức tính tiết diện của dây S theo bán kính R và đường kính d:

S=πR2=πd22=πd24

 

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1 : Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2

B. S1R1=S2R2

C. R1R2 = S1S2

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Lời giải:

Vì điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

Ta có: S1S2=R2R1S1.R1=S2.R2

Chọn đáp án A

Bài 2 : Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 4l2 và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?

A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần, vậy R1 = 8R2

B. Chiều dài lớn gấp 4 thì tiết diện nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy R1=R22.

C. Chiều dài lớn gấp 4 thì tiết diện lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy R1 = 2R2

D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần, vậy R1=R28

Lời giải:

Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, Vậy R1 = 2R2.

Chọn đáp án C

Bài 3: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5mm2 và điện trở R1 = 8,5Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5mm2. Tính điện trở R2.

Tóm tắt:

R1 = 8,5Ω; S1 = 5mm2

S2 = 0,5mm2; R2 = ?

Lời giải:

Ta có: S1 = 5mm2, S2 = 0,5mm2,

suy ra S2 = 0,1S1

Vì hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài nên ta có:

R1R2=S2S1=110

=> R2 = 10R1 = 85Ω

Bài 4: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8Ω với lõi gồm 20 sợi dây đồng mảnh. Tính điện trở của một sợ dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

Lời giải:

Dây dẫn này có thể coi như gồm 20 dây dẫn mảnh giống nhau có cùng chiều dài, có tiết diện bằng 1/20 tiết diện của dây dẫn đầu và được mắc song song với nhau.

Do đó điện trở của mỗi dây dẫn mảnh này đều bằng nhau và bằng:

Rdây mãnh = 20.R = 20.6,8 = 136Ω

(do điện trở của dây dẫn đồng loại, cùng chiều dài sẽ tỷ lệ nghịch với tiết diện)

Bài 5 : Một dây nhôm dài l1 = 200m, tiết diện S1 = 1 mm2 thì có điện trở R1 = 5,6Ω. Hỏi một dây nhôm khác tiết diện S2 = 2 mm2 và điện trở R2 = 16,8Ω thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?

Lời giải:

Dây thứ nhất có: l1 = 200m, S1 = 1mm2, R1 = 5,6Ω

Dây thứ hai có: l2 = ? m, S2 = 2 mm2, R2 = 16,8 Ω

Ta chọn thêm dây thứ 3 cùng vật liệu với 2 dây trên sao cho có:

l3 = l1 = 200m nhưng lại có tiết diện S3 = S2 = 2mm2.

Như vậy dây 1 và dây 3 có cùng vật liệu và chiều dài, khác tiết diện:

R3R1=S1S3=12R3=R12=2,8Ω

Lại có dây 2 và dây 3 có cùng vật liệu, cùng tiết diện, khác chiều dài:

R2R3=l2l3=16,82,8=6

=> l2 = 6l1 = 6.200 = 1200m

Bài 6 : Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng nột vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Lời giải:

A - tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn

B - tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn

C - tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu dây dẫn

D – không tìm hiểu được sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn.

Chọn đáp án B

Bài 7 : Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A. 4Ω

B. 6Ω

C. 8Ω

D. 2Ω

Lời giải:

Khi gập đôi sợi dây thì dây mới có chiều dài giảm đi 2 lần và tiết diện tăng gấp 2 lần. Chiều dài giảm 2 lần nên điện trở giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần nên điện trở giảm thêm 2 lần nữa kết quả là giảm 4 lần.

Vì vậy điện trở dây dẫn mới là 8:4 = 2Ω.

Chọn đáp án D

Bài 8 : Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2?

A. 8 lần

B. 10 lần

C. 4 lần

D. 16 lần

Lời giải:

Do dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Chiều dài lớn hơn 8 lần nên điện trở lớn hơn 8 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần nên điện trở giảm đi 2 lần.

Vì vậy dây thứ nhất có điện trở lớn gấp 4 lần dây thứ hai.

Chọn đáp án C

Bài 9 : Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1 mm2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có chiều dài 200m, có điện trở 17Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

A. 5mm2

B. 0,2mm2

C. 0,05mm2

D. 20mm2

Lời giải:

Dây thứ nhất có: l1 = 100m,

S1 = 1mm2, R1 = 1,7Ω

Dây thứ hai có: l2 = 200m,

S2 = ?, R2 = 17Ω

Ta chọn thêm dây thứ 3 cùng vật liệu với 2 dây trên sao cho có:

l3 = l2 =200m nhưng lại có tiết diện

S3 = S1 = 1mm2.

Như vậy dây 1 và dây 3 có cùng vật liệu và tiết diện nhưng khác chiều dài:

R3R1=l3l1=200100=2

=> R3 = 2.R1 = 3,4Ω

Lại có dây 2 và dây 3 có cùng vật liệu, cùng chiều dài, khác tiết diện:

S3S2=R2R3=173,4=5

=> S2=S35=15=0,2mm2

Chọn đáp án B

Bài 10 : Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1 , l1, S1 và R2, l2, S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng? (đáp án bị căn chỉnh lệch)

A. R1.l1.S1 = R2.l2.S2

B. R1S1.l1=R2S2.l2

C. R1S1.l1=S2R2.l2

D. l1RS11=l2RS22

Lời giải

Dây thứ nhất có: l1, S1, R1

Dây thứ hai có: l2, S2, R2

Ta chọn thêm dây thứ 3 cùng vật liệu với 2 dây trên sao cho có:

l3 = l2 nhưng lại có tiết diện S3 = S1

Như vậy dây 1 và dây 3 có cùng vật liệu và tiết diện nhưng khác chiều dài:

R3R1=l3l1=>R3=l3l1R1

Lại có dây 2 và dây 3 có cùng vật liệu, cùng chiều dài, khác tiết diện:

S3S2=R2R3=R2l3l1R1=l1.R2l3.R1l1R1.S3=l3R2.S2

Thay S3 = S1, l3 = l2 

l1R1.S1=l2R2.S2

Chọn đáp án D

Bài  11 : Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này.

Lời giải:

Do tiết diện dây tăng lên 15 lần nên điện trở giảm 15 lần nghĩa là điện trở của dây cáp điện là :

R = 0,9 : 15 = 0,06Ω.

Bài 12 : Người ta dùng dây nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

Tóm tắt:

l1 = 2,88m; d1 = 0,6 mm; R1 = R2

d2 = 0,4mm; l2 = ?

Lời giải:

+) Đường kính của dây là d1 = 0,6mm, suy ra tiết diện dây là: 

S1=πd124

+) Đường kính dây giảm xuống còn d2 = 0,4mm, suy ra tiết diện dây là:

S2=πd224

Áp dụng kết quả thu được từ bài 8.11 ta có:

l1R1.S1=l2R2.S2

Thay R1 = R2 (vì không thay đổi điện trở của dây nung) ta được:

l1R1.S1=l2R2.S2l1S1=l2S2l1l2=S1S2=πd124.4πd22l1l2=d1d22=0,60,42=94l2=4.l19=1,28m

Bài 13 : Cuộn dây thứ nhất có điện trở là R1 = 20Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1 = 40m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất, nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2 = 0,3mm để cuốn một cuộn dây thứ hai, có điện trở là R2 = 30Ω. Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để cuốn dây thứ hai này.

Lời giải:

+) Dây thứ nhất có đường kính tiết diện d1 = 0,5mm, suy ra tiết diện là:

S1=πd124=3,14.0,524=0,19625mm2=1,9625.107m2

+) Dây thứ hai có đường kính tiết diện d2 = 0,3mm, suy ra tiết diện là:

S2=πd224=3,14.0,324=0,07065mm2=0,7065.107m2

Lập tỉ lệ: 

R1R2=l1.S2l2.S12030=40.0,7065.107l2.1,9625.107l2=21,6m

Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:

70 Bài tập về Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (có đáp án)

70 Bài tập về Thấu kính hội tụ (có đáp án)

70 Bài tập về Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Hiện tượng khúc xạ ánh sáng (2024) có đáp án

70 Bài tập về Truyền tải điện năng đi xa (có đáp án)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!