60 Bài tập về tuần hoàn máu (tiếp) (2024) có đáp án - Sinh 11

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập tuần hoàn máu (tiếp) Sinh 11. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh 11, giải bài tập Sinh 11 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp)

Kiến thức cần nhớ

1. Cấu trúc của hệ mạch

Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → Động mạch nhánh → Tiểu động mạch chủ → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch nhánh → Tĩnh mạch chủ

Động mạch: thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết → Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu→ giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch)

Mao mạch: thành  rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào.

Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại

 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 4)

2. Huyết áp

Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).

  • Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch
  • Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn

Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch. 

Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng

Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm

Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)

3. Vận tốc máu

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)

Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch → đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết

Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

Hình 2. Biến động của vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện trong hệ mạch

4. Hoạt động của tim

a.Tính tự động của tim

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 6)

Hình 1: Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim (động vật có vú)

Hệ dẫn truyền tim bao gồm:

  • Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất
  • Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ 
  • Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả:

Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

b. Chu kì hoạt động của tim

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

Nhận xét  

→ Tâm nhĩ co 0,1 s, giãn 0,7 s; tâm thất co 0,3 s, giãn 0,5 s

→ Thời gian nghĩ nhiều hơn thời gian làm việc, tim có thể hoạt động liên tục trong suốt đời cá thể.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 7)

Hình 2: Chu kì hoạt động của tim

Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ → tâm thất → động mạch → các cơ quan). 

Nhịp tim ở trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

Tuy nhiên, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, làm việc, thời tiết, trạng thái tinh thần như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, do hệ quả của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.                           B. mao mạch thường ở gần tim.

C. số lượng mao mạch ít hơn.                                    D. áp lực co bóp của tim tăng.

Ví dụ 2: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

(1) Lực co tim.                     (2) Nhịp tim.                     (3) Độ quánh của máu.

(4) Khối lượng máu.            (5) số lượng hồng cầu.      (6) Sự đàn hồi của mạch máu.

Phương án trả lời đúng là

A. (1), (2), (3), (4) và (5).                                           B. (1), (2), (3), (4) và (6).

C. (2), (3), (4), (5) và (6).                                           D. (1), (2), (3), (5) và (6).

Ví dụ 3: Giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không bị mỏi?

ĐÁP ÁN

Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:

• Tim có tính tự động.

• Tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.

+ Một chu kì hoạt động của gồm 3 pha: pha nhĩ co 0,1 giây, pha thất co 0,3 giây, pha dãn chung 0,4 giây.

+ Khi pha nhĩ co 0,1 giây được nghỉ 0,7 giây, pha thất co 0,3 giây được nghỉ 0,5 giây.

Như vậy, trong một chu kì tổng thời gian hoạt động là 0,4 giây, còn thời gian nghỉ là 1,2 giây.

→ Thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động nên tim hoạt động suốt đời mà không bị mỏi.

Bài tập vận dụng (có đáp án)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

A. Áp lực cao.                   B. Tốc độ máu chảy nhanh,

C. Lượng máu rất lớn.      D. Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nha

Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

A. tim → động mạch tế bào → tĩnh mạch → khoang máu → tim.

B. tim → khoang máu tế bào → động mạch → tĩnh mạch → tim.

C. tim → động mạch tĩnh mạch → khoang máu → tế bào → tim.

D. tim → động mạch khoang máu → tế bào → tĩnh mạch → tim.

Câu 3: Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, không thích hợp cho động vật có k thước lớn vì áp lực máu trong động mạch

A. lớn.                               B. nhỏ, tốc độ chậm.         C. trung bình.                    D. bằng trong tĩnh mạch

Câu 4: Trong vòng tuần hoàn cơ quan của hệ tuần hoàn kép, máu theo tĩnh mạch trở về tim

A. giàu O2.                       B. nghèo O2.                     C. giàu CO2.                     D. giàu dinh dưỡng.

Câu 5: Ở người, huyết áp cao nhất ở

A. động mạch chủ.            B. động mạch phổi.           C. tĩnh mạch chủ.             D. tĩnh mạch phổi.

Câu 6: Vận tốc trong mạch máu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

(1) Tổng thiết diện của mạch.

(2) Độ đàn hồi của mạch.

(3) Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đoạn mạch.

(4) Tổng diện tích thiết diện của hệ mạch.

A. (1) và (2).                     B. (2) và (3).                     C. (3) và (4).                     D. (1) và (3).

Câu 7: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

A. vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.

Câu 8: Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào sau đây?

(1)tôm. (2) cá. (3) ốc sên.

(4) ếch. (5) trai. (6) bạch tuộc. (7) giun đốt.

A. (1), (3) va (5).              B. (1), (2) và (3).               C. (2), (5) và (6).              D. (3), (5) và (6).

Câu 9: Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào sau đây?

A. Máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B. Máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan.         

C. Máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.

D. Máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 10: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở

A. lưỡng cư và bò sát.       B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu.           D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá.

Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với hệ tuần hoàn hở?

(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể.

(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô.

(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

(1) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn.

(2) Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

(3) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.

(4) Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

(5) Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

A. 1.                                  B. 3.                                  C.4.                                   D. 5.

Câu 13: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

A. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.           

D. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học chi tiết và hay khác:

60 Bài tập về tuần hoàn máu (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về cân bằng nội môi (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về hướng động (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về ứng động (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về cảm ứng ở động vật (có đáp án năm 2023)

Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!