Kiến thức cần nhớ
- Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài và kí hiệu là cm.
- Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.
Các dạng bài tập về xăng-ti-mét
Dạng 1: Đọc số đo độ dài đoạn thẳng
Phương pháp giải:
Đọc số đo của đoạn thẳng bằng cách quan sát:
- Cạnh của thước được đặt dọc theo đoạn thẳng.
- Một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ 0 cm trên thước;
- Điểm còn lại của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ số đo bao nhiêu xăng-ti-mét ở trên thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng.
Dạng 2: Cách dùng thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng
Phương pháp giải:
Để đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có chia vạch xăng-ti-mét thì em làm như sau:
- Đặt cạnh của thước trùng với đoạn thẳng.
- Điều chỉnh để một điểm đầu của đoạn thẳng trùng với mốc 0cm, điểm còn lại trùng vào vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng cần đo.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Mỗi băng giấy sau dài bao nhiêu Xăng-ti-mét?
Lời giải
Quan sát hình, đọc số đo trên thước:
Băng giấy màu xanh da trời dài 11 cm
Băng giấy màu tím dài 12 cm
Băng giấy màu xanh lá cây dài 15 cm
Bài 2: Xem hình rồi chọn câu đúng:
a, Nhãn vở dài 9cm.
b, Nhãn vở dài 8cm.
Lời giải
Quan sát hình, nhãn vở được đo từ vạch số 1 của thước nên độ dài của nhãn vở là 8cm.
Câu b đúng
Bài 3:
Hộp màu dài bao nhiêu xăng ti mét?
Lời giải
Hộp màu dài 14 cm.
Bài 4:
a) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo, rồi viết số đo độ dài của mỗi băng giấy vào chỗ chấm:
b) Trong các băng giấy trên, băng giấy nào dài nhất?
Lời giải
a) Em tự đo và điền số đo độ dài
b) Băng giấy màu xanh lá cây dài nhất.
Bài 5: Trò chơi “Ước lượng đo độ dài”
Lời giải
a) Em tập ước lượng độ dài:
- Bút chì màu của em dài khoảng 10 cm.
- Viên tẩy của em dài khoảng 4 cm.
- Quyển sách Toán 1 dài khoảng 25 cm.
b) Em tự đo để kiểm tra kết quả ước lượng.