4 điều cần biết về tăng axit uric máu: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tăng axit uric máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, khi lượng axit uric trong máu vượt ngưỡng bình thường. Nó không gây ra các triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh gút hoặc sỏi thận.

Axit uric là một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy purin trong cơ thể, một chất hóa học có trong nhiều loại thực phẩm. 

Thận giúp lọc axit uric ra khỏi máu, khi nồng độ axit uric quá cao, thận không thể bài tiết hiệu quả và dẫn đến tăng axit uric máu.

Theo thời gian, tăng axit uric máu có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh gút hoặc sỏi thận. Những tình trạng này cần phải nhập viện điều trị sớm.

Chế độ ăn ít thực phẩm có nhiều purin có thể làm giảm nguy cơ tăng axit uric máu. 

Bài viết giúp bạn tìm hiểu thêm về các triệu chứng của tăng axit uric máu, nguyên nhân và cách điều trị. 

Triệu chứng axit uric máu

Tăng axit uric máu có thể gây ra bệnh gút. Nguồn ảnh: PinterestTăng axit uric máu có thể gây ra bệnh gút. Nguồn ảnh: Pinterest Tăng axit uric máu không tự gây ra các triệu chứng nhưng có thể hình thành các tinh thể axit uric theo thời gian. 

Sau đó, những tinh thể này có thể dẫn đến các tình trạng khác, chẳng hạn như: 

Bệnh gout 

Các triệu chứng đau khớp của bệnh gút xuất hiện đột ngột và có thể trầm trọng hơn trong khoảng 8-12 giờ kể từ lúc khởi phát cơn đau. 

Cơn đau dữ dội có thể giảm sau vài ngày hoặc tiếp tục kéo dài đến 10 ngày. Cơn gút cấp có thể tái phát sau vài tuần hoặc vài tháng, hoặc không bao giờ. 

Một đợt bệnh cũng có thể là kết quả của tác nhân khởi phát, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật. 

Sỏi thận 

Trong trường hợp khác, các tinh thể axit uric có thể hình thành sỏi thận. Tùy thuộc vào kích thước viên sỏi, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau thắt lưng dưới nghiêm trọng
  • Đái máu
  • Sốt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Đau dạ dày 

Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng cùng một lúc sau khi sỏi hình thành. Tuy nhiên, hầu hết sỏi thận đều nhỏ và sẽ tự khỏi mà không gây ra triệu chứng. 

Các chất khác trong cơ thể cũng có thể hình thành sỏi thận, chẳng hạn như canxi oxalat hoặc struvite. 

Nguyên nhân tăng axit uric 

Tăng axit uric máu xảy ra do thận không thể bài tiết đủ axit uric hoặc có quá nhiều axit uric trong máu.

Sự tích tụ này là kết quả của một chế độ ăn uống nhiều purin, một chất hóa học có trong các loại thực phẩm và đồ uống. 

Khi cơ thể phân hủy purin trong quá trình tiêu hóa, sẽ tạo ra các sản phẩm chuyển hoá, ví dụ như axit uric.

Axit uric đi vào máu từ quá trình chuyển hóa này. Sau đó thận sẽ lọc nó ra khỏi máu để bài tiết qua nước tiểu. 

Khi ăn một chế độ ăn nhiều purin, thận sẽ không thể lọc axit uric ra khỏi máu hiệu quả. Điều này làm cho nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến tăng axit uric máu. 

Ví dụ về thực phẩm và đồ uống có nhiều purin bao gồm:

  • Đồ uống có cồn
  • Một số loại cá hoặc hải sản, chẳng hạn như cá mòi
  • Động vật có vỏ, chẳng hạn như trai
  • Một số loại thịt, chẳng hạn như thịt xông khói
  • Nội tạng động vật, chẳng hạn như gan và thận 

Các nguyên nhân khác của tăng acid uric máu bao gồm rối loạn trong chuyển hóa purin và bệnh thận. 

Khi tăng axit uric máu, các tinh thể axit uric có thể gây ra bệnh gút hoặc sỏi thận. 

Điều trị tăng axit uric

Tiêu thụ ít thực phẩm và đồ uống có chứa purin có thể làm giảm axit uric trong máu. Điều này giúp quá trình lọc axit uric ở cầu thận hiệu quả hơn.

Thực phẩm và đồ uống tiêu thụ có hàm lượng purin thấp được thay thế,  bao gồm: 

  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Các loại ngũ cốc
  • Thịt nạc
  • Hạnh nhân 

Có thể cần các điều trị bổ sung khi tăng acid uric máu gây ra bệnh gút hoặc sỏi thận. 

Bệnh gout 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid để điều trị các đợt gút cấp, chẳng hạn như ibuprofen, có tác dụng giảm viêm và đau. 

Thuốc chống viêm corticosteroid có tác dụng giảm viêm mạnh hơn, ví dụ như prednisone. 

Colchicine là một loại thuốc khác để chống viêm do bệnh gút. 

Sỏi thận 

Điều trị sỏi thận sẽ phụ thuộc vào kích thước của viên sỏi - sỏi nhỏ thường tự biến mất. Điều quan trọng là phải uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau trong khi tán sỏi. 

Sỏi lớn hơn có thể cần các thủ thuật can thiệp để loại bỏ. Các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp để loại bỏ sỏi hoặc giúp cơ thể phá vỡ sỏi thận. 

Ví dụ, sóng xung kích là sóng áp lực âm bước sóng ngắn với áp lực lớn. Sau khi xác định được vị trí sỏi, bác sĩ sẽ điều khiển sóng xung kích và phát xung tán sỏi - giúp giảm kích thước sỏi tạo thành các mảnh nhỏ hơn tự thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. 

Khi nào cần đi khám 

Tăng acid uric máu không có triệu chứng nên khó phát hiện. 

Nếu tăng axit uric máu dẫn đến bệnh gút hoặc sỏi thận, tốt nhất là đi khám bác sĩ ngay. Các triệu chứng của cả hai tình trạng này thường xuất hiện đột ngột và gây ra những cơn đau dữ dội. 

Tổng kết

Tăng axit uric máu xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu quá cao. 

Đây thường là kết quả của việc ăn một chế độ ăn uống giàu purin. Thận không thể đào thải axit uric đủ nhanh, gây ứ đọng trong hệ thống tuần hoàn. 

Nồng độ axit uric cao trong máu có thể gây ra bệnh gút hoặc sỏi thận. Cả hai tình trạng này đều khởi phát đột ngột và có thể gây đau dữ dội.

Có thể điều trị tăng acid uric máu bằng cách hạn chế thực phẩm giàu purin, ví dụ như động vật có vỏ, thịt xông khói hoặc nội tạng động vật. 

Nếu tăng axit uric máu dẫn đến bệnh gút hoặc sỏi thận, cần điều trị sớm để kiểm soát các tình trạng này.

Câu hỏi liên quan

Một số cách giảm đau nhanh nhất khi bị gout bạn có thể thử: Ngâm nước muối; Chườm Đá; Ngâm chân nước ấm; Thức uống từ tỏi và mật ong; Ăn dưa leo, anh đào, dâu tây…
Xem thêm
Các loại nấm như nấm hương, nấm rơm hay nấm kim châm…; Măng tây; rau dền; Giá đỗ; Các loại rau mầm; đậu Hà Lan...
Xem thêm
Một số loại nước uống tốt cho người bị bệnh gút bao gồm: Nước lọc; Sữa; Nước ép trái cây; Nước lá vối...
Xem thêm
Người bệnh gout nên lưu ý, chỉ nên ăn trứng gà, trứng vịt, … tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn vì có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
Xem thêm
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, các chuyên gia khẳng định Gout là bệnh có yếu tố di truyền mặc dù di truyền không phải là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.
Xem thêm
Câu trả lời là CÓ, có thể ăn với lượng phù hợp để có thể đảm bảo lợi ích cho sức khỏe.
Xem thêm
Thực tế gút là dạng bệnh không thể lây cho người xung quanh.
Xem thêm
Bệnh gout (thống phong) là một bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat tại các khớp
Xem thêm
Bệnh nhân gút cần kiêng cữ, hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm hải sản như sò, ốc, cá trích, cá ngừ… Kiêng cữ các loại thịt động vật giàu đạm, nhân purin như thịt chó, thịt bò, thịt lợn…
Xem thêm
Bệnh gout sẽ không gây ra những nguy hiểm tức thì giống những bệnh khác như tim hay đột quỵ. Tuy nhiên, khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế, tử vong.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gout
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!