3 vấn đề thường gặp ở móng chân và cách khắc phục

Móng chân của bạn phải đối mặt với rất nhiều tác động mỗi ngày, cọ xát với giày trở nên cộm và có thể tiếp xúc với vi khuẩn và nấm. Điều này có thể khiến móng dày lên, đổi màu, gãy hoặc gây khó chịu và nhiễm trùng.

Bài viết này giúp bạn tìm hiểu ba vấn đề phổ biến nhất thường gặp ở móng chân cũng như các triệu chứng, nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nấm móng chân

Video bị nấm móng tay móng chân phải làm sao 

Nấm móng chân hoặc nấm móng là một bệnh nhiễm trùng phát triển chậm ở móng và da bên dưới.

Nhiễm nấm thường xảy ra bên dưới móng ở phần cuối móng, nơi móng được cắt tỉa.

Các triệu chứng nấm móng chân

Những thay đổi phổ biến nhất xảy ra với nhiễm nấm móng chân bao gồm:

  • Sự gia tăng các mảnh vụn trắng bên dưới móng.
  • Gãy móng.
  • Đổi màu bên dưới móng tay (thường là nâu, trắng hoặc vàng).
  • Bị nứt hoặc tách phần móng bị nhiễm trùng ra khỏi lớp móng.
  • Móng dày lên.
  • Hiếm gặp hơn, nhiễm trùng có thể xuất hiện dưới dạng màu trắng và bột trên đầu móng. 

Nguyên nhân nhiễm nấm móng chân

Nhiễm nấm móng thường do một loại nấm gây ra bệnh nấm da chân. Trên thực tế, những người dễ bị nấm da chân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm nấm móng chân. 

Nấm móng chân có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn theo độ tuổi.

Những người mắc một số bệnh lý như đái tháo đường và các tình trạng ảnh hưởng đến tuần hoàn ngoại vi hay những người có hệ thống miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm nấm móng hơn. 

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Nhiễm nấm da thường xuyên.
  • Tăng tiết mồ hôi hoặc đổ mồ hôi chân.
  • Mang giày kín trong thời gian dài (nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, tối và ấm).
  • Chấn thương móng. 

Phương pháp điều trị

Việc điều trị tại phòng khám của bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể sẽ liên quan đến quá trình loại bỏ các mô và dị vật đã chết hoặc bị nhiễm trùng ở móng giúp giảm bớt sự khó chịu khi mang giày, góp phần cải thiện hiệu quả của các phương pháp điều trị tại chỗ.

Thuốc kháng nấm đường uống hoặc bôi ngoài da có tác dụng cũng có thể được kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm không phải lúc nào cũng là lựa chọn ưu tiên trong một số trường hợp, vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và chi phí cao.

Có một số loại thuốc bôi không kê đơn điều trị bệnh nấm móng chân. Tuy nhiên, vì nấm cư trú sâu trong móng và bên dưới móng nên những loại thuốc này ít hiệu quả trong việc điều trị nấm móng. Đặc biệt những trường hợp nấm lan rộng ra khắp móng.

Các phương pháp điều trị nấm móng tay hiệu quả khác bao gồm điều trị bằng laser đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng. 

Tóm lại

Nấm móng chân là một bệnh nhiễm trùng phát triển chậm ở móng và da dưới móng. Các bác sĩ chuyên khoa thường điều trị bằng cách cắt tỉa móng và loại bỏ những vùng da tổn thương.

Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược đâm vào thịt và vùng da xung quanh móng gây đau nhức. Nguồn ảnh: howtocure.comMóng chân mọc ngược đâm vào thịt và vùng da xung quanh móng gây đau nhức. Nguồn ảnh: howtocure.com

Móng chân mọc ngược là một tình trạng phổ biến trong đó góc hoặc một bên của móng chân mọc vào phần thịt mềm. 

Móng chân mọc ngược xảy ra khi góc hoặc một bên của móng chân, thường là ngón chân cái, mọc mọc vào phần da mềm bên cạnh.

Triệu chứng móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược gây đau ở cạnh ngón chân kèm theo sưng tấy, có thể bị nhiễm trùng gây mẩn đỏ, phù nề nhiều hơn hoặc chảy dịch. 

Lưu ý rằng phần mọc ngược của móng thường không thể nhìn thấy được vì nằm dưới da. 

Nguyên nhân gây móng chân mọc ngược 

Các yếu tố làm tăng cơ hội hình thành móng chân mọc ngược của một người bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có móng chân mọc ngược.
  • Hình dạng ngón chân bất thường.
  • Tuổi cao.
  • Nhiễm nấm.
  • Các vấn đề sức khỏe như tuần hoàn chân kém hoặc bệnh phổi.
  • Đi giày hoặc tất không đúng cách.
  • Chấn thương móng.
  • Móng chân bị cắt quá ngắn.

Điều trị móng chân mọc ngược

Điều trị móng chân mọc ngược có thể được thực hiện tại nhà trừ trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tổn thương dây thần kinh hoặc tuần hoàn kém nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt. 

Bước đầu tiên để chăm sóc móng tại nhà là ngâm chân trong dung dịch nước muối sinh lý ở nhiệt độ phòng. Sau đó, xoa bóp nhẹ nhàng phần bên của móng tay để giảm viêm.

Đảm bảo không cắt móng chân và cân nhắc việc đi giày hở mũi như sandal cho đến khi tình trạng móng được giải quyết.

Ngoài ra, bạn có thể phải xem xét kỹ kích thước và hình dạng của giày, tất để xem liệu chúng có gây ra vấn đề cho móng chân hay không. Hãy chú ý đến sức khỏe của đôi chân, không phải thời trang sẽ giúp lựa chọn giày dép phù hợp.

Nếu bác sĩ nghi ngờ móng bị nhiễm trùng, có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng chân để giảm bớt tình trạng viêm.

Tóm lại

Móng chân mọc ngược xảy ra khi rìa móng chân, thường là móng lớn, mọc vào da bên cạnh. Móng chân mọc ngược có thể khó chịu nhưng thường được giải quyết bằng cách ngâm nước muối sinh lý.

Chấn thương móng chân

Tụ máu dưới móng khi chấn thương móng chân. Nguồn ảnh: PinterestTụ máu dưới móng khi chấn thương móng chân. Nguồn ảnh: Pinterest

Chấn thương móng chân có thể mạn tính hoặc xảy ra cấp tính.

Các triệu chứng chấn thương móng chân

Móng chân mọc ra từ khu vực trung tâm bên dưới da được gọi là chân móng, được kết nối với mạch máu và nhiều dây thần kinh bên dưới.

Tổn thương chân móng có thể dẫn đến một số thay đổi như bầm tím bên dưới móng, dày móng hoặc mất móng chân.

Nguyên nhân gây chấn thương móng chân

Chấn thương móng chân có thể xảy ra do sự cọ xát lặp đi lặp lại với giày khi đi bộ hoặc chạy. Có thể là do đôi giày quá chật hoặc lỏng dẫn đến ma sát nhiều hơn với ngón chân.

Chấn thương móng có thể là kết quả của một tác động đột ngột, chẳng hạn như bị xước ngón chân hoặc làm rơi một vật nặng xuống móng.

Chấn thương móng chân có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm nếu bất kỳ phần nào của móng bị tổn thương, dẫn đến sự đổi màu sẫm của móng. Chấn thương cấp tính cũng có thể kèm theo gãy xương bên dưới hoặc xung quanh móng.

Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để đánh giá bất kỳ sự thay đổi màu sắc hoặc biến dạng móng chân nào. Mặc dù ít gặp nhưng sự đổi màu đen hoặc nâu có thể là dấu hiệu của khối u ác tính (ung thư da).

Điều trị chấn thương móng chân

Việc cắt bỏ móng chân dày hoặc bị tổn thương bằng phẫu thuật có thể không giúp móng khỏe mạnh hơn mọc đúng vị trí. Một khi chân móng bị tổn thương, thường tiếp tục tạo ra móng dày hoặc biến dạng.

Tóm lại

Chấn thương móng chân có thể dẫn đến khó chịu, thay đổi màu móng và nhiễm trùng. Đó có thể là do một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như làm rơi vật gì đó vào ngón chân, hoặc thậm chí móng chân cọ xát liên tục vào giày của bạn.

Những điều cần lưu ý

Nấm móng, móng mọc ngược và chấn thương móng là ba trong số các vấn đề phổ biến nhất ở móng chân. Mỗi nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau do đó có các lựa chọn điều trị khác nhau. 

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không phải sống chung với vấn đề về móng chân vì các lựa chọn điều trị đều đơn giản và dễ thực hiện.

Câu hỏi liên quan

Nếu móng bị tổn thương toàn bộ thì sau thời gian bong tróc, móng mới phát triển bắt đầu từ góc móng phát triển dần dần với tốc độ 0.1mm/ngày. Như vậy sau khoảng 6 – 9 tháng móng sẽ lại bình thường như lúc ban đầu, nhưng nếu móng có nhiễm trùng kèm theo thì thời gian móng chân mọc sẽ lâu hơn
Xem thêm
Suy dinh dưỡng và chăm sóc móng không đúng cách không phải là lý do duy nhất dẫn đến nứt móng. Có rất nhiều yếu tố khác cũng dẫn đến tình trạng này: Chế độ ăn uống không đúng, Độ ẩm thấp, Thiếu hiểu biết về chăm sóc móng,...
Xem thêm
Nếu bạn bị chấn thương mất móng như bật móng, dập móng… nhưng phần móng vẫn được bảo toàn và lớp gian bào vẫn còn thì móng chân hoàn toàn có thể mọc trở lại được.
Xem thêm
Máu bầm ở móng chân thường xảy ra khi bạn bị dập móng chân do những tai nạn nhỏ ngoài ý muốn như vấp té, kẹt móng chân vào cửa, bị vật nặng rơi trúng. Tuy không phải là những chấn thương nghiêm trọng nhưng chúng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển, hoạt động và thẩm mỹ.
Xem thêm
Khi gặp tổn thương ở móng chân, bạn cần xử lý theo những hướng dẫn sau đây: Xử lý vết thương, Loại bỏ móng chân bị hư tổn tại nhà, Rửa chân thật sạch bằng xà phòng rồi lau khô bằng khăn sạch,...
Xem thêm
Trong trường hợp, khóe móng chân bị sưng mủ, cần đến các cơ sở y tế để khám và được xử lý kịp thời đúng cách. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý để lấy mủ ra ngoài. Bác sĩ cũng chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.
Xem thêm
Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập: hãy dùng túi đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn rồi chườm lên chỗ móng bị dập. Dùng thuốc giảm đau: Các tình trạng chảy máu nhẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nên có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Bôi thuốc sát khuẩn, băng bó ngón chân: Nếu ngón chân của bạn bị dập quá mạnh thì hãy bôi thuốc sát khuẩn và băng khu vực chấn thương
Xem thêm
Nguyên tắc đầu tiên của cách điều trị sứt móng chân và mọi vết thương khác là phải nhanh chóng xử lý, sát trùng vết thương để tránh bị nhiễm trùng: Không được rút hết toàn bộ móng chân ra, Sơ cứu vết thương, Các biện pháp làm giảm đau,...
Xem thêm
Chữa thối móng chân là ᴠiệc không hề dễ dàng, bạn có thể chữa thối móng chân một cách an toàn, hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian dưới đây: Quả bồ kết, Tỏi, Dầu dừa, Lá trầu không
Xem thêm
Khi móng chân bị bật, nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là nhanh chóng xử lý, sát khuẩn cho vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Kế tiếp, bạn hãy băng bó vết thương nhẹ nhàng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Móng chân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!