3 điều cần biết khi đi khám phụ khoa lần đầu tiên: Khi nào và như thế nào?

Hầu hết, chị em phụ nữ đều cảm thấy lo lắng, ngần ngại khi nhắc đến việc đi khám phụ khoa, nhất là lần đầu tiên. Thực ra, khám phụ khoa không hề đáng sợ, ngược lại, đây là một quy trình đơn giản và nhanh chóng, cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi đã hiểu rõ về quy trình thăm khám phụ khoa, bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng hay xấu hổ nữa.

Video Khám phụ khoa cần lưu ý gì?

Mục đích của việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm là để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Quy trình khám chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút và có một khoảng thời gian để bác sĩ hỏi bệnh cũng như giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa? 


Phụ nữ nên bắt đầu khám phụ khoa định kỳ hàng năm trong độ tuổi từ 18 đến 21, hoặc khi đã quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu đang gặp phải các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đặt lịch khám luôn. Các dấu hiệu như rối loạn kinh nguyệt, đau âm đạo hoặc vùng chậu, chảy máu âm đạo hoặc khí hư bất thường, sưng, đau, vết loét, u cục, ngứa, hoặc có thay đổi bất thường ở vùng ngực. 

Khi có dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng nên đi khám ngay. Nguồn ảnh: www.qoctor.com.auKhi có dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng nên đi khám ngay. Nguồn ảnh: www.qoctor.com.au Khi đặt lịch khám, bạn có thể nói với tư vấn viên rằng đây là lần đầu bạn đi khám và có thể có những câu hỏi, thắc mắc muốn được giải đáp. Tư vấn viên nắm bắt được tâm lý, từ đó sẽ đưa ra một vài lời khuyên và giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình khám phụ khoa. Nếu như vẫn cảm thấy chưa sẵn sàng, bạn có thể đi cùng người thân hoặc yêu cầu thêm nữ điều dưỡng khi khám để an tâm và thoải mái hơn.   

Bạn cũng không cần chuẩn bị quá nhiều cho việc đi khám. Không thụt rửa, sử dụng kem bôi âm đạo hoặc quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi khám. Trong trường hợp bạn đang có kinh nguyệt, hãy lùi lịch khám, lý tưởng nhất là sau khi kết thúc chu kỳ từ 3-5 ngày.  

Khám phụ khoa bao gồm những gì?


Khám phụ khoa bao gồm lấy mẫu nước tiểu, kiểm tra cơ quan sinh dục và khám ngực. 

Kiểm tra cơ quan sinh dục

Thăm khám cơ quan sinh dục gồm bốn bước chính: khám bộ phận sinh dục ngoài, khám bằng mỏ vịt, phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap), kiểm tra tử cung và buồng trứng. 

Khám bộ phận sinh dục ngoài 

Bạn sẽ nằm trên bàn khám, mặc váy, hai chân kê lên giá đỡ, phủ một tấm vải lên chân để đảm bảo sự riêng tư. Khi thăm khám, hãy cố gắng thư giãn, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Điều đó không giúp cho việc thăm khám của bác sĩ thuận lợi mà còn tránh gây đau cho chính bạn. Bạn hãy yên tâm vì khi thăm khám, bác sĩ luôn đảm bảo quyền riêng tư cho bệnh nhân. 

Bệnh nhân nằm trên bàn khám. Nguồn ảnh: www.gardenobgyn.comBệnh nhân nằm trên bàn khám. Nguồn ảnh: www.gardenobgyn.com

Trong khi khám bộ phận sinh dục ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra âm hộ. Quan sát để phát hiện các bất thường, chẳng hạn như kích ứng, sưng tấy, mẩn đỏ, u nang hoặc bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Khám bằng mỏ vịt

Sau khi thăm khám xong phía bên ngoài, một dụng cụ vô trùng được gọi là mỏ vịt sẽ được đưa vào âm đạo, thao tác này thường không gây đau. Khi đặt vào đúng vị trí, mỏ vịt được mở nhẹ nhằm tách các thành của âm đạo để dễ quan sát cổ tử cung. Khi ấy bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút, nhưng hãy nhớ luôn giữ tinh thần thoải mái. Nếu cảm thấy quá khó chịu, có thể trao đổi lại với bác sĩ.    

Dụng cụ mỏ vịt dùng để thăm khám. Nguồn ảnh: www.istockphoto.comDụng cụ mỏ vịt dùng để thăm khám. Nguồn ảnh: www.istockphoto.com

Khi mỏ vịt được mở, bác sĩ sẽ quan sát cổ tử cung và tìm các dấu hiệu kích ứng, dịch tiết bất thường hoặc các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm Pap. 

Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap) 

Thực hiện phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap). Nguồn ảnh: www.indiamart.comThực hiện phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap). Nguồn ảnh: www.indiamart.comXét nghiệm Pap nhằm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm đơn giản lấy mẫu tế bào cổ tử cung và kiểm tra xem có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư không. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau một chút. Xét nghiệm này rất quan trọng và cần thiết, cần được thực hiện hàng năm, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Dù muốn hay không, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên, kết quả thường được trả sau một vài tuần. Bởi mẫu tế bào phải được gửi đến cho bác sĩ giải phẫu bệnh, tiến hành phân tích và đọc kết quả.

Kiểm tra tử cung và buồng trứng

Sau khi xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ tháo mỏ vịt và thăm khám bằng tay để kiểm tra buồng trứng và tử cung. Bác sĩ sẽ đeo găng tay đã được bôi trơn, đưa 1-2 ngón tay vào âm đạo. Tay còn lại sẽ để lên bụng. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy áp lực đè lên bụng và có thể hơi khó chịu. Nếu như cảm thấy đau, hãy trao đổi với bác sĩ. 

Khám ngực 

Khám ngực diễn ra nhanh chóng và không đau. Bác sĩ sẽ quan sát, sờ nắn để phát hiện có cục u hay dịch tiết bất thường ở vú hay không. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn khám, để bạn kịp thời phát hiện những bất thường và được điều trị sớm nhất. 

Lấy mẫu nước tiểu 

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra chức năng thận, các bệnh nhiễm trùng hoặc xem có mang thai hay không. 

Hỏi đáp với bác sĩ  

Đây là một phần của quy trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh của bản thân, sức khỏe hiện tại và hoạt động tình dục. Cũng có thể có những câu hỏi về chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động tình dục và bạn tình, biện pháp tránh thai, phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai, sử dụng ma túy và rượu. 

Một số câu hỏi này sẽ khá riêng tư nhưng bạn nên trả lời một cách trung thực. Đừng để sự ngần ngại, xấu hổ gây cản trở việc chẩn đoán và điều trị. Hãy yên tâm vì những gì bạn nói sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. 

Khám phụ khoa hàng năm cũng là cơ hội để bác sĩ có thể giải đáp các thắc mắc của bạn. Hãy tự tin đặt câu hỏi để trang bị những kiến thức cần thiết, từ đó chăm sóc cho bản thân tốt hơn và phát hiện các bất thường sớm nhất nếu có.

Câu hỏi liên quan

Khám phụ khoa bằng tay là bước cuối cùng khi khám phụ khoa ở chị em phụ nữ. Với bước này, bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn và đặt 1 – 2 ngón tay vào trong âm đạo của chị em để kiểm tra dịch tiết từ tử cung, cổ tử cung hoặc phát hiện khối u trực tràng,…
Xem thêm
Khám phụ khoa là hoạt động kiểm tra, thăm khám vùng kín nữ giới để phát hiện những vấn đề bất thường ở cơ quan này. Người bệnh cần thực hiện một số loại xét nghiệm phù hợp để có thể kết luận chính xác tình trạng của bạn.
Xem thêm
Việc sử dụng dụng cụ này cho phép bác sĩ phụ khoa kiểm tra trực quan âm đạo và cổ tử cung của bạn và hỗ trợ thu thập các tế bào cổ tử cung cần thiết cho xét nghiệm Pap smear.
Xem thêm
Các địa chỉ khám phụ khoa uy tín: Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Nữ Thành Phố Đà Nẵng,...
Xem thêm
Sau khi đã khám bên ngoài vùng kín các bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt đã được bôi trơn vào âm đạo của bạn và quan sát bên trong. Khi đưa mỏ vịt bằng kim loại vào âm đạo của nữ giới thì lúc ban đầu chị em sẽ có cảm giác hơi tê buốt do kim loại, gây ra cảm giác đau đớn.
Xem thêm
Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất thường được các bác sĩ khuyến cáo là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày.
Xem thêm
Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới, trong đó bác sĩ sẽ khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản nữ gồm: Âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,... giúp phụ nữ yên tâm hơn về sức khỏe của mình.
Xem thêm
Theo bảng giá mới cập nhật năm 2019 thì mức chi phí khi thăm khám phụ khoa tổng quát như sau: Tại bệnh viện công chi phí khoảng 100.000đ, Phòng khám phụ khoa tư nhân dao động khoảng 100.000đ đến 200.000đ
Xem thêm
Gói khám phụ khoa cơ bản giúp kiểm tra sức khỏe, sàng lọc bệnh thường gặp và tư vấn thường có chi phí từ 200.000đ - 1 triệu đồng.
Xem thêm
Dưới đây là những địa chỉ phòng khám phụ khoa tại Hà Nội: Phòng khám phụ khoa Đa khoa Quốc tế Hà Nội, Phòng khám phụ khoa Thái Hà, Phòng khám sản phụ khoa Hưng Thịnh,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khám phụ khoa
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!